Bệnh kí sinh trùng đường máu do kí sinh trùng đơn bào Leucocytozoon gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm. đặc biệt thời tiết nóng ẩm.
Nội dung chính
1. Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh do đơn bào ký sinh trong máu gà có tên là Leucocytozoon gây ra. Ký sinh trùng đường máu gây phá hủy tế bào hồng cầu và bạch cầu của cơ thể gà.
- Loài mắc bệnh: L. caullery, L. sabrazesi, L. scoutedeni (gà thịt thả vườn, gà đẻ, gà trắng); L. simondi (vịt, ngan, ngỗng); L. smithi (gà tây); L. bonasae (vịt trời) và L. marchouxi (chim bồ câu).
- Bệnh mang tính thời vụ, thường xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa từ mùa xuân sang mùa hè, khí hậu ẩm thấp, thuận lợi cho sự phát triển của các loài côn trùng gây bệnh. Các loài côn trùng như muỗi vằn, muỗi dĩn… là yếu tố trung gian truyền bệnh chủ yếu.
2. Triệu chứng
- Thời gian ủ bệnh và diễn biến của bệnh kéo dài từ 7 – 12 ngày phụ thuộc vào chủng Leucocytozoon gây bệnh, số lượng ký sinh trùng và tình trạng sức khỏe của gà.
- Ban đầu trong đàn thấy xuất hiện một số gà có biểu hiện ủ rũ, sốt cao, mệt mỏi, kém ăn, tích mào nhợt nhạt, trắng bệch.
- Gà mất thăng bằng, thở nhanh, thiếu máu.
- Mào tích nhợt nhạt. Phân xanh cục. Xuất huyết ở da, chân, cánh.
- Đôi khi con vật có hiện tượng ộc máu loãng ra đường miệng
3. Bệnh tích
- Xuất huyết ở nhiều cơ quan nội tạng như gan, tụy, thận, buồng trứng đều xuất huyết thành vết chấm tròn.
- Xuất huyết lấm tấm trên cơ ngực, cơ đùi, dưới da, chân và cánh.
- Máu loãng, không đông hoặc khó đông.
- Xuất huyết phổi, tụ máu tại xoang bụng…
- Gan, lách sưng to và mủn nát, dễ vỡ.
4. Chẩn đoán
- Dựa vào mùa vụ và lứa tuổi: Bệnh thường xảy ra nhiều vào mùa mưa, ẩm có nhiều muỗi ; Thường ở đàn gà hướng trứng từ 1,5 tháng tuổi trở lên.
- Dựa vào triệu chứng: Gà sốt cao, giảm ăn uống, giảm đẻ đột ngột ở những đàn gà sinh sản; Nền chuồng thấy rải rác có phân màu xanh lá cây.
- Dựa vào bệnh tích đặc trưng: Cơ ức khô cứng, nhợt nhạt loang lổ các vùng nhạt màu; Gan, lách sưng to và mủn nát; Thành ruột dày, có các điểm hoặc vùng rộng hiện tượng hoại tử màu trắng sữa; Dạ dày tuyến dày, trong dạ dày cơ có chất chứa màu vàng xanh.
5. Phòng bệnh
Bước 1: Vệ sinh
– Hạn chế ruồi, muỗi trong khu vực xung quanh trại. Phun AMITRAXX liều 0,5-1 ml/1 lít nước kết hợp pha uống ORAMEC SOLUTION liều 40 ml/250-300 lít nước (1000 gà) diệt nội-ngoại ký sinh trùng mò, mạt.
– Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo thông thoáng chuồng nuôi.
– Rắc SAFE GUARD lên nền trấu 1 kg/10-20 m2 chuồng nuôi.
– Định kỳ phun sát trùng bằng ANTISEP hoặc IF-100 liều 3 ml/1 lít nước, 4 lít nước pha/100 m2 chuồng nuôi.Bước 2: Dùng thuốc
Trong các giai đoạn có nguy cơ cao, sử dụng DAIMENTON PLUS liquid liều 1 ml/32 kg TT/ngày, dùng liên tục 3-5 ngày/lần.
Bước 3: Bổ trợ tăng cường sức đề kháng
– Pha ESCENT-L liều 2-4 ml/1 lít nước uống, để giải độc gan thận giúp con vật nhanh chóng hồi phục.
– Pha UNILYTE VIT-C liều 2-3 g/1 lít nước uống, 4-6 giờ/ngày.
– Pha men ALL-ZYM với nước uống liều 1 g/1 lít nước uống, dùng 3-5 giờ/ngày, giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu