VÌ SAO KHI THỜI TIẾT CHUYỂN LẠNH GÀ DỄ BỊ HEN KHẸC?
Khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là sang mùa lạnh, tình trạng gà bị bệnh hô hấp, khó thở trở nên phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và năng suất chăn nuôi.
Nguyên nhân chính đến từ các yếu tố:
Thay đổi khí hậu đột ngột: nhiệt độ giảm mạnh, nhiệt độ chênh lệch lớn giữa ngày và đêm khiến gà dễ bị stress và suy giảm sức đề kháng.
Gia tăng khí thải độc hại: Chuồng kín, lưu thông không khí kém, mật độc chăn nuôi cao vì vậy lượng khí độc như: ammoniac (NH₃), H₂S trong chuồng nuôi tăng cao.
Áp lực mầm bệnh tăng: Mật độ nuôi dày, nuôi nhiều lứa tuổi trong cùng một trại tạo điều kiện cho các bệnh hô hấp phức tạp phát triển như CRD, ORT, ILT, IB, ND…
KHÓ KHĂN TRONG KIỂM SOÁT, XỬ LÝ HEN KHẸC TRÊN GÀ
- Nhầm lẫn hen khẹc là ‘’bệnh hen’’ trên gà
Khi phát hiện ra gà có biểu hiện triệu chứng trên đường hô hấp: khó thở, hen, khẹc, người chăn nuôi thường nghĩ rằng đó là “ bệnh hen” ở gà. Thực chất, hen chỉ là 1 triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh hô hấp khác nhau trên gà như IB, CRD, ORT,….
Do đó nếu chỉ dựa vào biểu hiện như khó thở, hen, khẹc để chẩn đoán bệnh thì dễ nhầm lẫn dẫn đến đưa ra pháp đồ điều trị sai khiến việc điều trị không hiệu quả, kéo dài thời gian, tốn kém chi phí, nguy cơ kế phát nhiều bệnh.
- Không chú trọng vào việc quản lí tiểu khí hậu chuồng nuôi.
Thực tế, khi gà bị bệnh hô hấp các trang trại thường chú trọng vào sử dụng thuốc điều trị mà không chú trọng vào các yếu tố nguy cơ xung quanh trại. Không khí trong chuồng bị ô nhiễm, lưu thông không khí kém, tồn lưu mầm bệnh trong chuồng lớn khiến các bệnh hô hấp ngày càng trở nên nghiêm trọng, lây lan nhanh, điều trị không hiệu quả.
Vì vậy, việc điều trị, xử lý bệnh cần thực hiện song song 2 bước, dùng thuốc điều trị tiêu diệt mầm bệnh bên trong cơ thể vật nuôi và thực hiện các công tác thuốc phun sát trùng, nâng cao chất lượng không khí chuồng bằng cách tạo độ thông thoáng, phun tinh dầu thảo dược…
- Sử dụng sai phác đồ điều trị.
Các bệnh hô hấp thường sẽ có nhiều triệu chứng lâm sàng giống nhau như hen, khẹc, khó thở,…nên thường chẩn đoán bệnh không chính xác, dễ nhầm lần các bệnh do virus và vi khuẩn từ đó dẫn đến việc sử dụng sai kháng sinh đặc trị cho mỗi bệnh, liệu trình điều trị không chính xác.
Vì vậy, bên cạnh các triệu chứng lâm sàng bên ngoài, chúng ta cần phải mổ khám để xác định được các bệnh tích đặc trưng của mỗi bệnh kết hợp chẩn đoán phòng thí nghiệm. Từ đó, chẩn đoán chính xác được bệnh, đưa ra pháp đồ điều trị hợp lí giúp việc điều trị có hiệu quả cao.
BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT HEN KHẸC HIỆU QUẢ
Hãy ngăn chặn mầm bệnh ngay từ môi trường bên ngoài bằng 3 bước đơn giản mà hiệu quả dưới đây:
BƯỚC 1: VỆ SINH – SÁT TRÙNG
– Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi bằng cách sử dụng bạt ngược, tăng quạt, tránh quây bạt quá kín khiến không khí không được lưu thông.
– Rắc SAFE GUARD lên nền trấu với lượng 1 kg/10-20 m2 chuồng nuôi.
– Định kỳ phun sát trùng bằng IF-100 liều 3 ml/1 lít nước 4 lít dung dịch pha phun cho 100 m2 chuồng nuôi.
Hình 1: Rắc SAFE GUARD lên nền trấu Hình 2: Phun sát trùng bằng IF-100
BƯỚC 2: VACCINE – KHÁNG SINH PHÒNG BỆNH
Trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, gà rất nhạy cảm với mầm bệnh do cơ thể suy giảm sức đề kháng. Vì vậy, người chăn nuôi cần chủng đầy đủ các loại vaccine quan trọng cho gà (ND; IB; ILT;…) theo lịch khuyến cáo của công ty hoặc điều chỉnh dựa trên tình hình dịch tễ tại trại.
Định kỳ dùng kháng sinh MG 200 với liều 1 g/2 lít nước/ ngày hoặc F-200 ORAL SOLUTION liều 1 ml/2 lít nước/ ngày, uống dùng 3 ngày/ lần và 20 ngày lặp lại 1 lần để kiểm soát các bệnh hô hấp do vi khuẩn, gây bệnh Coryza, CRD, CCRD, ORT.
BƯỚC 3: BỔ TRỢ, NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG CHO VẬT NUÔI
Bổ sung ANGROPHIN – thảo dược tự nhiên kháng virus với liều 1 ml/5-6 lít nước uống hoặc phun chuồng nuôi liều 1 ml/3 lít nước giúp:
- Tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng, giảm thiểu sự nhân lên của virus, hại khuẩn.
- Long đờm, giãn phế quản, giảm co thắt, cắt cơn hen
- Giảm phản ứng phụ, tăng đáp ứng miễn dịch sau chủng vắc xin
Ngoài ra, cần bổ sung thêm men, vitamin và điện giải:
- DECAZYM MAX: 1 g/5 lít nước, cho uống 3-5 giờ/ngày
- UNILYTE VIT-C liều 2-3 g/1 lít nước uống, 4-6 giờ/ngày
Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline của Thú Y Xanh các bạn nhé!