Bệnh ORT hay còn gọi là hen ngáp hoặc viêm phổi hóa mủ, là một trong những bệnh hô hấp phổ biến trên gà. Hàng năm, căn bệnh này gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bà con nhận biết các dấu hiệu của bệnh ORT và hướng dẫn cách xử lý kịp thời để giảm thiểu rủi ro và thiệt hại trong chăn nuôi.
- ORT trên gà là bệnh gì
Bệnh ORT trên gà là một bệnh hô hấp cấp tính do vi khuẩn có tên là Ornithobacterium rhinotracheale gây ra.
Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân, mùa hè và thời điểm giao mùa, khi độ ẩm không khí tăng cao. Gà thịt thường mắc lúc 3 – 6 tuần, các loại gà khác thường từ 6 tuần tuổi trở lên. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao từ 50 – 100% nhưng tỷ lệ chết và loại thải thấp 5 – 20%.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh tuỳ thuộc vào khả năng gây bệnh của các chủng vi khuẩn và các yếu tố nguy cơ khác nhau như nhiễm virus, các vấn đề về độ tuổi nhiễm, chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như cách xử lí và đưa ra phác đồ điều trị bệnh có kịp thời và hiệu quả hay không.
Hình 1. Hình thái vi khuẩn ORT dưới kính hiển vi điện tử với độ phóng đại 1000 lần (Pan et al, 2012)
- Phương thức truyền lây
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà chủ yếu qua đường hô hấp, sinh sôi và phát triển ở niêm mạc đường hô hấp, sau đó đến cư trú ở cơ quan đích là phổi, hai phế quản gốc và gây nên bệnh tích đặc trưng của bệnh ORT ở đó.
Bệnh lây truyền từ gà bệnh sang gà khoẻ qua tiếp xúc trực tiếp. Gà bệnh bài thải mầm bệnh ra ngoài không khí qua chất tiết đường hô hấp (hắt hơi) và từ đó lây cho gà khoẻ bằng đường hít thở.
Bệnh ORT cũng truyền ngang thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với mầm bệnh có trong không khí hay nước uống.
Ngoài ra, mầm bệnh có thể lây lan theo đường gió, qua dụng cụ chăn nuôi, xe vận chuyển, động vật mang mầm bệnh và con người cũng đóng vai trò lớn trong sự truyền lây của bệnh ORT.
- Triệu chứng bệnh
- Gà khó thở, rướn cổ thở, tần số hô hấp cao, ngáp gió, ho, lắc đầu, vẩy mỏ, khẹc, …
- Gà sốt rất cao, ủ rũ, giảm ăn.
- Gà chảy nước mắt mũi, sưng mặt.
- Chết trong trạng thái “ngã ngửa” (xác chết béo).
- Gà để bị sụt đẻ, đẻ non, vỏ trứng mỏng.
- Bệnh phát sinh từ từ theo từng ô chuồng chứ không xảy ra ồ ạt
- Thể bệnh mãn tính âm thầm: Nhiều gà còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn thức ăn tăng cao, giá thành sản xuất tăng.
- Tỷ lệ chết thông thường dưới 10%, tuy nhiên thực tế gây chết rất cao và phụ thuộc vào các điều kiện:
+ Môi trường nuôi như quản lý chăm sóc kém
+ Mật độ đàn cao
+ Chất lượng của chất lót nền kém
+ Chất lượng không khí trong chuồng nuôi kém
+ Bệnh ghép: E.coli, CRD, ITL, ND, IB, tụ huyết trùng…
Hình 1: Gà khó thở, rướn cổ lên để thở Hình 2: Gà bị sưng quanh mắt
- Bệnh tích khi mổ khám gà bị nhiễm bệnh ORT
- Mũi viêm, tích dịch nhầy và chất bã đậu trong xoang mũi
Hình 1: Xoang mũi chứa chất bã đậu Hình 2: Mũi tích dịch nhầy
- Bên trong khí quản, 2 phế quản chính và phổi có bã đậu, mủ, dịch mủ.

- Túi khí viêm có bọt khí, có thể có mủ màu vàng; Có màng ở túi khí, màng gan, màng tim.
- Phổi bị viêm hóa mủ tập trung hoặc rải rác trên bề mặt.

- Xuất huyết ổ bụng, tim và mỡ vành tim

- Phòng bệnh ORT
Để phòng bệnh ORT hiệu quả, người chăn nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt 3 bước dưới đây:
Bước 1: Vệ sinh phòng bệnh
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo thông thoáng chuồng nuôi và mật độ nuôi phù hợp
- Áp dụng chăn nuôi ‘’ cùng vào – cùng ra’’, nuôi 1 loại đổi tượng vật nuôi
- Kiểm soát nghiêm ngặt người ra vào trại
- Rắc SAFEGUARD trên nền trấu với liều 1 kg/10-20 m2 chuồng nuôi.
- Xử lí chất độn chuồng bằng FORMADES trước khi đưa gà vào với liều 10 ml/lít nước phun vào chất độn chuồng, phơi khô cho hết mùi rồi đưa vào chuồng.
- Định kỳ phun sát trùng chuồng nuôi IF-100 liều 3 ml/lít nước, 4 lít dung dịch pha/100 m2 chuồng nuôi, tuần 1-2 lần.
Bước 2: Chủng vắc xin phòng kế phát bệnh khác
Bệnh ORT thường kế phát bởi các bệnh khác như: Newcastle, IB, ILT, Coryza… nên cần đảm bảo lịch vaccine đối với các bệnh này, nhằm tránh nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh ORT.
Bước 3: Bổ trợ, nâng cao sức đề kháng
Pha DEACAZYME MAX + vào nước uống với liều 1g/5 lít nước uống, ngày uống 3-5 giờ liên tục.
- Phác đồ điều trị bệnh ORT
Điều trị gà mắc bệnh cần tuân thủ các bước dưới đây:
Bước 1: Vệ sinh phòng bệnh
- Giãn đàn, tăng độ thông thoáng trong chuồng.
- Phun sát trùng IF-100 liều 3 ml/lít nước, 4 lít dung dịch pha/100 m2 chuồng nuôi.
- Sử dụng khí dung giúp gà thoải mái, thông thoáng đường thở và giảm lượng amoniac trong chuồng nuôi: Kết hợp phun: (5 thìa muối + 20 ml MYCOGEN+ 50 ml tinh dầu MIAROM L +5 lít nước sạch) phun thật tơi và sương cho khoảng 2500 gà trưởng thành
Bước 2: Bổ trợ cấp
Trước khi điều trị cần sử dụng thuốc bổ trợ để cấp cứu cho vật nuôi, giúp vật nuôi long đờm, tiêu bã đậu, dễ thở, kết hợp giảm sốt cho gà, sau đó nâng cao sức khỏe (giải độc) cho gà rồi mới sử dụng thuốc kháng sinh hay các thuốc để tiêu diệt mầm bệnh.
Khi phát hiện bệnh, trước tiên chúng ta cần cho gà sử dụng đồng thời các thuốc sau:
- Hạ sốt cho gà: Pha RENOL FORT liều 1 g/10 kg thể trọng.
- Cho uống long đờm, dễ thở, tan bã đậu: Pha ALFASIN liều 1 ml/10-15 kg thể trọng
- Giải độc, hỗ trợ tăng cường miễn dịch và đào thải độc tố: ESCENT L liều 2-4 ml/lít nước.
Nếu bị nhiễm ghép với các bệnh virus khác (IB, Newcastle, ILT), cần chủng lại vaccine sau đó mới dùng kháng sinh điều trị.
Bước 3: Dùng thuốc điều trị
– Sau 1 ngày dùng các thuốc trên khi thấy gà tỉnh táo thì phải nhẹ nhàng bắt gà tránh gà bị xô đàn. Sau đó, cần chích kháng sinh để tiêu diệt, kìm hãm mầm bệnh bằng các thuốc kháng sinh hay các thuốc tăng cường sinh lực, giảm viêm có tác dụng kháng khuẩn.
– Một số kháng sinh nhạy cảm với bệnh ORT trên gà:
+ Tách riêng con nặng chích: Pha hỗn hợp LINCO-SPEC inj+ CATOVET inj + DEXAVET inj. Sau đó lấy 1 ml tiêm cho 10 kg thể trọng.
+ Toàn đàn cho uống: FENDOX ORAL SOLUTION, pha nước uống liều 1 ml/20 kg thể trọng.
- Do bệnh xảy ra chậm nên mỗi liệu trình điều trị cần kéo dài trong khoảng thời gian 5-7 ngày nhằm tiêu diệt triệt để mầm bệnh.