- Cầu trùng là gì?
Bệnh cầu trùng trên gà là một bệnh gây ra bởi ký sinh trùng đơn bào, chủ yếu thuộc chi Eimeria, xảy ra phổ biến trên gà ở lứa tuổi 10-60 ngày tuổi. Bệnh có tỉ lệ chết cao và thiệt hại kinh tế rất trầm trọng trên đàn gà nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và kể cả gà chăn thả.
- Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng do ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria spp gây ra.
Có khoảng 7 chủng cầu trùng gây bệnh trên gà và phụ thuộc vào các vị trí khác nhau trên ruột: E. acervulina, E. brunetti, E. maxima, E. mitis, E. necatrix, E. praecox, E. tenella.
- Tác hại của cầu trùng
Cầu trùng ký sinh ở manh tràng và ruột non gây rối loạn tiêu hóa, làm tổn thương các tế bào thượng bì, khiến ruột không hấp thu được dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm tăng trọng, gà còi cọc, chậm lớn, suy yếu có thể chết. Gà mắc bệnh sức đề kháng suy giảm, là yếu tố mở đường cho các bệnh khác bùng phát.
Cầu trùng thường “mở đường” cho các bệnh trên đường ruột khác vì chúng gây tổn thương niêm mạc ruột làm cho các vi khuẩn khác thuận lợi xâm nhập gây nhiễm trùng kế phát như Viêm ruột hoại tử (Clostridium), E.coli, tụ huyết trùng…
- Các triệu chứng bệnh cầu trùng ở gà
- Gà mắc cầu trùng thường có những biểu hiện sau:
+ Giảm ăn, giảm uống, giảm tăng trọng
+ Gà ủ rũ, xù lông, xã cánh, uống nhiều nước.
+ Tiêu chảy mạnh, có thể phân lẫn máu hoặc toàn máu
+ Ở thể nhẹ, gà nhợt nhạt, mất sắc tố da, lông, niêm mạc, tăng nguy cơ mắc các bệnh kế phát đặc biệt là viêm ruột hoại tử
+ Gà sống sót sau khi bị thể nặng có thể phục hồi sau 10-14 ngày nhưng không bao giờ phục hồi được năng suất
Hình 1: Gà tiêu chảy lẫn máu hoặc máu tươi hoàn toàn
Hình 2: Cơ và nội tạng mất nước, nhợt nhạt
- Bệnh tích khi gà mắc cầu trùng
- Cầu trùng ruột non:
+ Tổn thương chủ yếu ở đoạn ruột trước và ruột giữa
+ Bề mặt niêm mạc ruột có những nốt trắng xen kẽ nốt xuất huyết tròn đỏ, gọi là hiện tượng “muối và tiêu’’
+ Trường hợp nặng thành ruột non dày lên, đường kính đoạn ruột bị nhiễm tăng gấp 2-2.5 lần bình thường
+ Lòng ruột chứa đầy máu, niêm mạc và chất nhầy
Hình 3: Ruột xuất huyết lấm chấm, có thể nhìn qua thành ruột
Hình 4: Đoạn ruột giữa phình to, lòng ruột xuất huyết
- Cầu trùng manh tràng:
+ Máu tích tụ trong lòng manh tràng
+ Tiêu chảy máu tươi
+ Ở bên trong manh tràng có thể tìm thấy phần cứng có chứa máu đông, vụn tế bào và noãn nang cầu trùng của những gà sống sót qua giai đoạn cấp tính.
Hình 5: Mang tràng viêm, nốt xuất huyết có thể nhìn qua thành manh tràng
Hình 6: Bên trong manh tràng tích đầy máu tươi và máu đông
- Phòng bệnh cầu trùng
Phòng bệnh là phương pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để kiểm soát bệnh cầu trùng trên đàn gia cầm. Người chăn nuôi có thể sử dụng các biện pháp sau đây:
- Bố trí ủng hoặc giày dép riêng đi vào trại
- Thường xuyên thay đổi độ cao máng ăn , máng uống cho phù hợp: Miệng máng cao bằng lưng gà.
- Nền chuồng cao nên cách đất 30 cm
- Giảm ẩm nền chuồng bằng Safe Guard giúp khô chuồng.
- Biện pháp xử lí khi điều trị cầu trùng
a.Vệ sinh, sát trùng
Mầm bệnh cầu trùng chủ yếu nằm trong chất độn chuồng và thích hợp với các điều kiện nóng, ẩm, ô nhiễm nên cần giữ đệm lót chuồng luôn khô ráo, làm vệ sinh môi trường và phun thuốc sát trùng định kỳ.
- Sử dụng SAFE GUARD lên nền trấu 100g/m2 chuồng để đệm lót luôn khô ráo, diệt noãn nang cầu trùng, tạo độ thông thoáng chuồng nuôi.
- Định kỳ sát trùng chuồng trại 1-2 lần/tuần vào thời điểm khô và nóng nhất trong ngày, sử dụng Antisep với liều 3 ml/lít nước.
b.Thuốc điều trị
– Cách 1:
+ Dùng Diclacox điều trị liều 1 ml/15 kg thể trọng/ngày, dùng liên lục 2 ngày.
+ Trong trường hợp bệnh nặng có thể nghỉ 1 ngày và lặp lại liệu trình trên 1 lần nữa.
-Cách 2: Dùng Ripcox liều 1 g/10 kg thể trọng/ngày, dùng 3 ngày liên tục, nghỉ 2 ngày, tiếp tục dùng 3 ngày (lặp lại liệu trình nếu cần)
-Cách 3: Dùng Daimenton plus liều 1 ml/1 lít nước, dùng trong 3-5 ngày
Lưu ý: Cần phối hợp sử dụng 1 trong số các loại thuốc điều trị trên trên với CLOS BMD PREMIX với liều 300-500 g/tấn thể trọng/ngày để phòng viêm ruột
c.Trợ sức, trợ lực
Khi gà mắc bệnh cầu trùng, hàng loạt các tế bào biểu mô, vi lông nhung đường ruột bị cầu trùng phá hủy khiến gà suy giảm nghiêm trọng khả năng hấp thu thức ăn, dẫn đến tăng FCR, kéo dài thời gian nuôi và giảm khối lượng gà lúc xuất bán. Vì vậy người chăn nuôi cần đặc biệt chú trọng đến việc phục hồi sức khoẻ và hình thái ruột cho đàn gà.
Với công nghệ este hoá Acid butyric và Glycerol độc quyền của Adisseo, Hà Lan, sản phẩm FRA BUTYRIN MONO DW vừa có tác dụng kích thích mọc lông nhung, dày thành ruột, vừa ức chế, tiêu diệt hại khuẩn E.coli; Salmonella, giúp gà hồi phục nhanh hơn và phục hồi năng suất sau điều trị bệnh. Bà con sử dụng theo liều 0,5-1 ml/1 lít nước hoặc trộn thức ăn liều 0,5-2 lít/tấn thức ăn.
Ngoài ra, cần bổ sung GLUCO-K.C liều 250 g/20 lít nước uống, giúp cầm máu và cung cấp năng lượng và ESCENT-L liều 2-4 ml/1 lít nước uống, dùng liên tục cho đến khi gà hồi phục; K-TOMIN liều 1g/2 lít nước uống giúp cầm máu, chống xuất huyết.