Bệnh viêm ruột hoại tử (Necrotic enteritis) do vi khuẩn Clostridium perfringens gây ra, là một trong những vấn đề phổ biến và nghiêm trọng trong chăn nuôi gia cầm hiện nay. Bệnh không chỉ gây tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc ruột mà còn làm suy giảm khả năng tiêu hóa, tăng hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất đàn gà. Đặc biệt, viêm ruột hoại tử thường kế phát với bệnh cầu trùng, làm tình trạng bệnh trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn. Do đó, việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng trị là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu thiệt hại và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
- Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do vi khuẩn Clostridium perfringens, là một loại vi khuẩn Gram (+), sống yếm khí gây nên. Trên gia cầm, bệnh gây ra bởi Clostridium perfringens type A (sinh độc tố α) và type C (sinh độc tố α, β). Các độc tố do vi khuẩn sinh ra thường gây tổn thương ruột non và gan.

- Đặc điểm gây bệnh
- perfringens là một loại vi khuẩn có nha bào chịu nhiệt. Nha bào này có thể sống nhiều năm ở trong đất, bụi, phân, thức ăn và chất độn chuồng gia cầm đã qua sử dụng. Ở điều kiện bình thường, vi khuẩn cũng có sẵn trong đường ruột của gà. Khi vật nuôi gặp các vấn đề bất lợi như thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn bị ẩm mốc, rối loạn tiêu hoá, bệnh cầu trùng, chuồng trại ẩm ướt, giun sán… là điều kiện thuận lợi cho C. perfringens phát triển và gây bệnh.
- Triệu chứng, bệnh tích
Gà ở mọi lứa tuổi có thể mắc bệnh, nhưng chủ yếu xảy ra ở gà trên 3 tuần tuổi. Bệnh xảy ra ở 2 thể cấp tính và mạn tính.
- Thể cấp tính:
+ Tỷ lệ chết có thể lên đến 25% nếu không được điều trị kịp thời.
+ Gà thường giảm ăn, chậm chạp, nằm gục đầu, xã cánh, không thể đi lại được.
+ Gà tiêu chảy phân sáp, lẫn bọt khí, chuyển màu đen nhanh, trong phân có thể lẫn mảng niêm mạc bong tróc hoặc thức ăn không tiêu
+ Gà có thể chết đột tử, thân xác tím tái
+ Khi mổ khám quan sát thấy:
- Ruột non phình to hoặc phình theo từng đoạn, thành mỏng chứa đầy hơi.
- Trong ruột có bọt khí chứa chứa bên trong màu nâu xám.
- Manh tràng sưng phồng có những nốt sần trên bề mặt
- Gan sưng, sung huyết, hoại tử bề mặt gan.


- Thể mạn tính: Gà vẫn ăn uống bình thường nhưng chậm lớn, giảm trọng lượng, tiêu tốn thức ăn và gia tăng FCR.
- Điều trị
- Đầu tiên, cần tiến hành chọn lọc gà yếu để chăm sóc và điều trị riêng.
- Quá trình điều trị cần thực hiện nghiêm ngặt 3 bước dưới đây để điều trị triệt để viêm ruột hoại tử.
+ Bước 1: Vệ sinh
- Sử dụng nguồn nước sạch sẽ cho vật nuôi
- Phun sát trùng F-100 liều 1 ml/3 lít nước, tuần 1-2 lần
- Rắc SAFE GUARD lên chất độn chuồng, liều 100 g/1 m2 chuồng nuôi để sát trùng, hút ẩm, giữ nền chuồng khô.
+ Bước 2: Dùng thuốc điều trị bệnh
- Pha Bacipro BMD 50% liều 1 g/5-10 lít nước, dùng liên tục 5-7 ngày.
- Lưu ý: Khi gà mắc bệnh cầu trùng cần kết hợp luôn với Bacipro BMD 50% để điều trị vì hai bệnh thường ghép chung với nhau.
+ Bước 3: Bổ trợ
- Nâng cao sức đề kháng, chống mất nước, hỗ trợ phồi phục và tái tạo lông nhung ruột: Pha 2 ml ESCENT L + 2 g UNILYTE VIT C + 0,2 ml FRA BUTYRIN MONO DW trong 1 lít nước, cho uống 4-6 tiếng/ngày, dùng liên tục đến khi khỏi bệnh.
- Trường hợp xuất huyết nặng nên bổ sung thêm K-TOMIN với liều 1 g/2 lít nước