Bệnh viêm màng phổi heo hay còn gọi là bệnh viêm phổi dính sườn (APP). Bệnh do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) gây ra, xuất hiện khá phổ biến ở tất cả các nước chăn nuôi lợn trên thế giới. Đây là 1 trong những căn bệnh gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi Việt Nam
Nội dung chính
1. Nguyên nhân bệnh
- Bệnh do Actinobaccillus pleuropneumoniae (APP) gây ra, hay còn gọi là bệnh viêm phổi-màng phổi
- A.pleuropneumoniae có ít nhất 18 kiểu kháng nguyên (serotype) và không có miễn dịch chéo giữa các serotype (Bosse et al., 2018). Các serotype có độc lực khác nhau và phân bố tùy theo các khu vực, thậm chí là theo trại.
- Yếu tố độc lực quan trọng nhất của APP là các độc tố Apx (ApxI, ApxII, ApxIII và ApxIV), có độc tính khác nhau và thay đổi tuỳ theo serovars (Bảng 1). Tác động gây độc mạnh nhất là độc tố ApxI, tiếp theo là ApxIII, ApxII; riêng ApxIV vẫn chưa xác định được mức độ độc tính (Frey, 2019). Độc tố Apx của APP gây tổn hại chức năng miễn dịch của các đại thực bào phổi, hoạt hóacơ chế tổng hợp, gia tăng tích tụ cytokines, yếu tố hoại tử, tại mô phổi tổn thương, gây viêm và hoại tử phổi nặng.
Độc tố Apx | Độc lực | Serotype |
I + II | Cao | 1, 5a, 5b, 9, 11, 10, 14 |
II hoặc II + III | Trung bình | 2, 4, 6, 7, 8, 12, 13, 15 |
III | Thấp | 3 |
2. Dịch tễ bệnh
- Bệnh thường xảy ra bất ngờ, khi xuất hiện các yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của vật chủ (điều kiện chuồng trại, nhiệt độ môi trường, chuyển giai đoạn…).
- Bệnh thường xảy ra ở heo mọi lứa tuổi, nhưng thường nhiễm ở heo từ 2-6 tháng tuổi.
- Bệnh lây qua đường không khí hay qua tiếp xúc trực tiếp giữa cá thể bệnh và các con khác trong đàn, heo mẹ truyền sang heo con,Lây truyền gián tiếp qua dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, người chăn nuôi.
- Thời gian nung bệnh thường ngắn, khoảng 12 giờ đến 3 ngày.
- Bệnh sẽ nghiêm trọng hơn, tỉ lệ chết cao hơn khi bị nhiễm trùng kế phát.
3. Cơ chế gây bệnh
- Khi vi khuẩn A. pleuropneumoniae bắt đầu tấn công vào cơ thể theo đường hô hấp, nhờ vào các lông bám, LPS và OMP, APP kết bám và cư trú ở bề mặt biểu mô đường hô hấp trên, hình thành lớp biofilm và sau đó xâm nhiễm sâu vào đường hô hấp dưới, kết bám lên màng nhầy, lông rung của phế quản, tế bào biểu mô phế nang, nhân lên, sinh enzyme và độc tố Apx làm tổn thương nghiêm trọng mô phổi, phá hủy hồng cầu, neutrophils và đại thực bào, gây viêm phổi và có thể gây chết heo
4. Triệu chứng
Tuỳ vào mức độ nhiễm và khả năng miễn dịch của vật nuôi, bệnh thường tiến triển ở 3 thể: Thể quá cấp, cấp tính, mãn tính.
4.1 Thể quá cấp
- Heo chết đột ngột, có thể chỉ trong vòng 12 – 24 giờ sau khi heo nhiễm APP có dấu hiệu máu chảy kèm với bọt thải ra từ mũi
- Heo bệnh sốt cao (40-41,5 độ C), khó thở, tần số mạch tăng.
- Da ở vùng mũi, tai, chân và sau đó toàn cơ thể có màu tím xanh.
4.2 Thể cấp tính
- Bệnh tiến triển rất nhanh.
- Heo bệnh sốt cao (40,5-41độ C) da có nốt đỏ, bỏ ăn, lười vận động, lười uống nước.
- Heo có triệu chứng hô hấp như khó thở, ho, đôi khi phải há mồm ra để thở.
- Rối loạn nhịp tim và hệ tuàn hoàn
4.3 Thể mãn tính
- Heo giảm ăn, tăng trọng chậm.
- Heo bệnh có thân nhiệt sốt nhẹ, lúc ăn, lúc bỏ hay ho khan, thở thể bụng, lông dựng, da nhợt nhạt, tăng trọng giảm.
5. Bệnh tích
- Bệnh tích biểu hiện rõ ở đường hô hấp. Phổi bị viêm có tính chất đối xứng, gồm thùy tim, thùy đỉnh và một phần thùy hoành.
- Bệnh tích bệnh viêm màng phổi ở lợn thường tập trung thành đám và có ranh giới rõ ràng.
- Trong trường hợp lợn chết ngay sau khi đẻ ra, bệnh tích quan sát được chủ yếu là khi quản và phế quản thường chứa nhiều dịch nhớt, nhiều bọt, có lẫn máu.
- Lợn mắc bệnh vùng phổi bị viêm có màu đen, cứng, viêm màng phổi có fibrin, bề mặt cắt của phổi nát, xoang bao tim chứa đầy dịch lẫn máu.
- Hạch lympho sung huyết
6. Chẩn đoán.
Dựa vào dịch tễ bệnh, các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích mổ khám. Điển hình là viêm phổi màng phổi, dịch thẩm xuất trong xoang ngực, trong màng phổi và nhiều trường hợp dính phổi với màng phổi.
7. Phòng bệnh
Tiêm vaccine là biện pháp phòng hữu hiệu nhất Vaccine Biosuis APP 2,5,6 chứa
- 3 chủng kháng nguyên toàn khuẩn 2,5,6 được vô hoạt của vi khuẩn Actinobaccillus pleuropneumoniae tương thích với thực địa Việt Nam.
- 3 giải độc tố APX: APX1, APXII, APXIII giảm thiểu các các tổn thương phổi do độc tố gây ra, kháng chéo với mọi sự tấn công của các chủng APP khác nhau
- Liều dùng: Tiêm (chích) vaccine BIOSUIS APP 2,5,6 cho heo từ 6 tuần tuổi trở đi với liều 1 ml/con theo lịch phòng bện định kỳ.
8. Điều trị
Bước 1: Vệ sinh, sát trùng
- Đảm bảo vệ sinh thông thoáng chuồng trại.
- Phun sát trùng chuồng trại bằng ANTISEP với liều 3 ml/1 lít nước, 1 lần/ngày.
Bước 2: Dùng thuốc:
- Hạ sốt bằng F-PIN inj liều 2 ml/45 kg thể trọng hoặc PARAVET pha uống với liều 100 g/80-100 lít nước dùng cho 400 kg thể trọng.
Cá thể nặng:
- Tiêm (chích) CEFTIFEN inj liều 1 ml/16 kg thể trọng/ngày hoặc MARBOJECT hoặc F-300 inj liều 1 ml/20 kg thể trọng/ngày, trong 3-5 ngày liên tục.
- Tiêm (chích) CATOVET inj 1 ml/10 kg thể trọng giúp tăng sức, nhanh hồi phục.
Bầy hoặc ổ heo có cá thể heo bệnh:
- Trộn G-MOX 50% PREMIX với liều 1-1,5 kg/tấn thức ăn hỗn hợp, dùng liên tục 7 ngày
Bước 3: Bổ trợ:
- Trộn men sống BIOGREEN với liều 1-2 kg/tấn thức ăn hỗn hợp.
- Pha GLUCO – K.C liều 250 g/20 lít nước cho uống.
- Pha ESCENT L cho uống với liều 1 ml/30-40 kg TT
Nguồn: Thú y xanh – Greenvet