Tụ huyết trùng trên heo là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, có khả năng lây lan nhanh, gây tổn thất lớn trong chăn nuôi nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và trị bệnh hiệu quả để bảo vệ đàn heo khỏe mạnh, tăng hiệu quả chăn nuôi.
Nội dung chính
1. Nguyên Nhân Gây Bệnh Tụ Huyết Trùng Trên Heo
Bệnh do Pasteurella multocida là một vi khuẩn Gram âm (-) gây ra. Bệnh thường xảy ra quanh năm, đặc biệt vào vụ đông xuân khi độ ẩm cao, chuồng trại ẩm thấp.
Ở điều kiện bình thường, vi khuẩn có sẵn trong niêm mạc và hạch amidan của heo. Tuy nhiên, khi vật nuôi gặp các điều kiện bất lợi như thay đổi thời tiết, chuyển chuồng, chăn nuôi mật độ cao,… thì vi khuẩn sẽ nhân lên và gây bệnh cho vật nuôi.
Bệnh lây lan từ heo bệnh sang heo khoẻ hoặc qua đường thức ăn, nước uống và không khí. Heo trong giai đoạn vỗ béo từ 3-8 tháng tuổi thường hay mắc bệnh.

2. Triệu Chứng Nhận Biết Bệnh Tụ Huyết Trùng
Bệnh tụ huyết trùng trên heo có thời gian ủ bệnh từ 1-4 ngày và có khi chỉ vài giờ là heo đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Bệnh thường xảy ra ở 2 thể chính là thể cấp tính và mạn tính.
a.Thể cấp tính
- Bệnh tiến triển rất nhanh từ vài giờ đến vài ngày, heo chết đột ngột.
- Heo ăn ít hoặc bỏ ăn, lười vận động, sốt cao 41 – 42°C
- Heo khó thở, thở hổn hển thể bụng rất khó khăn, đôi lúc ho, nước mũi chảy ra có thể lẫn máu.
- Trên các vùng da mỏng xuất huyết thành từng đốm.
- Heo nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi nặng chết nhanh sau 12 – 36 giờ.
b.Thể mạn tính
- Ở thể này, heo thường bị rối loạn hô hấp như khó thở, ho, chảy nước mắt, nước mũi kèm theo tiêu chảy kéo dài, viêm khớp, viêm phổi và phế quản mãn.
Hình 2: Heo mắc bệnh xuất huyết đốm thành những mảng lớn trên da
3. Bệnh Tích Khi Mổ Heo Bệnh
Phổi viêm nặng, đỏ sẫm, có fibrin
Xoang ngực, xoang tim có dịch lẫn máu
Hạch hầu họng, hạch màng treo ruột sưng, tụ huyết
Xuất huyết nhiều cơ quan nội tạng
- Thận ứ máu, lá lách sưng to, tụ huyết
Hình 3: Phổi heo viêm nặng
4. Phòng Bệnh Tụ Huyết Trùng Hiệu Quả Cho Heo
Bước 1: Vệ sinh chuồng trại
Áp dụng mô hình “cùng vào – cùng ra”
Chuồng nuôi thông thoáng, mật độ hợp lý
Định kỳ phun sát trùng bằng I.F-100:
Liều: 3 ml/lít nước, dùng 4 lít dung dịch/100 m², phun 2 lần/tuần
Bước 2: Phòng bằng vaccine và kháng sinh
Tiêm vaccine phòng tụ huyết trùng theo đúng lịch
Định kỳ trộn kháng sinh để kiểm soát bệnh:
Oxy-mix: 1–1.5 kg/tấn thức ăn
Respi Help: 2 kg/tấn thức ăn
Liệu trình: 7–10 ngày, 1 lần/tháng
Lưu ý: Thay đổi loại kháng sinh mỗi lứa để tăng hiệu quả
Bước 3: Bổ trợ dinh dưỡng
Dùng Biogreen: 1 kg/tấn thức ăn mỗi ngày
→ Tăng tiêu hóa, hấp thu, giảm mùi hôi, hạn chế bệnh hô hấp
5. Cách Trị Bệnh Tụ Huyết Trùng Trên Heo
Bước 1: Vệ sinh chuồng
Tăng độ thông thoáng
Phun sát trùng bằng I.F-100 mỗi ngày:
3 ml/lít nước, 4 lít dung dịch/100 m²
Bước 2: Dùng thuốc kháng sinh điều trị
Heo bệnh nặng
Hạ sốt – giảm viêm:
Tiêm F-pin inj: 2 ml/45 kg thể trọng, ngày 1 lần, 2 lần/liệu trình
Trợ sức – trợ lực:
Tiêm Catovet inj: 1 ml/10 kg thể trọng, ngày 1 lần, 2 lần/liệu trình
Kháng sinh điều trị:
Tiêm F-300 inj (new): 1 ml/20 kg thể trọng
Hoặc TM 20% L.A: 1 ml/10 kg thể trọng
Tiêm 2 mũi liên tiếp trong 2 ngày
Điều trị toàn đàn
Trộn 2 kg Respi Help + 1 kg Paravet/tấn cám → Giảm sốt, ổn định thân nhiệt, hỗ trợ hô hấp (3–5 ngày)
Trộn Tina-Dox premix: 2 kg/tấn thức ăn để điều trị kế phát
Bước 3: Bổ trợ tăng sức đề kháng
Dùng E-Tonic C:
3 g/lít nước uống hoặc 6 g/kg cám, dùng 3–5 ngày
→ Giúp tăng lực, giải độc gan thận cấp, hỗ trợ chuyển hóa nhanh
Tổng Kết
Bệnh tụ huyết trùng trên heo gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Việc kết hợp biện pháp phòng bệnh chủ động bằng vaccine, vệ sinh chuồng trại và sử dụng kháng sinh hợp lý sẽ giúp kiểm soát và bảo vệ đàn heo hiệu quả.
👉 Đừng chủ quan với triệu chứng ban đầu. Chủ động phòng bệnh là cách tiết kiệm nhất!