Nội dung chính
1. Gan – Cơ quan sống giữ nhiều chức năng quan trọng
Gan có nhiều chức năng quan trọng trong tiêu hóa, trao đổi chất, hấp thu dinh dưỡng, Ví dụ gan hấp thu protein, tiêu hóa mỡ, trao đổi carbohydrate và hấp thu vitamin. Hầu hết các chất bao gồm cả độc tố trong thức ăn và hợp chất hóa học trong thuốc cũng được trao đổi và giải độc ở gan. Tất cả các axit amin được hấp thu qua đường tiêu hóa đều phải qua tĩnh mạch cửa gan trước khi chuyển đến các cơ quan khác. Sự dị hóa các axit amin dư thừa, hình thành acid uric từ ammoniac và albumin cũng là chức năng quan trọng thực hiện ở gan. Do glycogen là chất chuyển hóa trung gian của carbohydrate được tổng hợp và dự trữ ở gan, vì vậy cơ quan này đóng vai trò chính trong tổng hợp đường cùng với tuyến tụy. Vitamin tan trong dầu cũng được tổng hợp và dự trữ tại gan. Sự tạo hồng cầu cũng là một chức năng quan trọng khác của gan. Như vậy, gan giữ nhiều chức năng quan trọng để duy trì hệ thống cơ thể hoạt động tốt. Nhưng đối với gia cầm trong chăn nuôi hiện đại ngày nay đang đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe gan.
2. Màu sắc của gan có tiết lộ tình trạng sức khỏe gan?
Mặc dù gan có nhiều chức năng quan trọng đối với sức khỏe gia cầm, tuy nhiên gan sinh lý bình thường hiếm khi được thấy trong thực địa bởi vì gia cầm thường xuyên sử dụng thuốc và phơi nhiễm với độc tố từ thức ăn và môi trường. Quan sát màu sắc của gan là cách dễ nhất và tin tưởng nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe gan. Gan có thể có nhiều màu sắc khác nhau do tuổi, mỡ dự trữ, hoại tử do virus, hấp thụ lòng đỏ ở gà con và nhiều yếu tố khác. Màu sắc của gan nên được quan sát trong vòng 30 phút sau khi mổ khám. Màu sắc gan thay đổi sau khi mổ khám có thể do sự di chuyển của hồng cầu do trọng lực.
Một gan khỏe có màu vàng đến 8 -10 ngày tuổi do hấp thụ dinh dưỡng từ lòng đỏ (hình 1) nhưng dần dần thay đổi sang màu nâu theo tuổi. Sau đó, gan màu nâu vàng được coi là màu bất thường của gan nhưng không phải lúc nào cũng do bệnh lý cần được điều trị.
3. Bệnh thường gặp ở gan
Nhiều yếu tố truyền nhiễm và không truyền nhiễm có thể dẫn đến những thay đổi bệnh lý ở gan, gây tác động tiêu cực ảnh hưởng đến chức năng bình thường của gan.
3.1 Nhiễm virus viêm gan e
Virus viêm gan E gia cầm (aHEV) là là một virus gây bệnh gan lách to (BLS) và hội chứng viêm gan – lách (xem hình 2). Nó gây giảm năng suất trứng ở gà đẻ và gà giống với tỷ lệ chết khoảng 1 – 5%. Do virus viêm gan E gia cầm có quan hệ về mặt di truyền gần với virus viêm gan E ở người, một số nghiên cứu cho thấy có khả năng lây nhiễm chéo giữa người và gia cầm. Virus viêm gan E thường chỉ gây nhiễm trong giai đoạn đẻ của gà đẻ và gà giống.
3.2 Nhiễm Adenovirus
Adenovirus đang nổi lên ở nhiều nước châu Á gây thiệt hại kinh tế lớn ở những nước không có vaccine phòng bệnh. Tất cả 12 serotype của Adenovirus đều có thể gây bệnh viêm gan tiểu thể bao hàm nhưng serotype 4 còn có thể gây tràn dịch màng ngoài tim đi kèm với viêm gan tiểu thể bao hàm, còn gọi là hội chứng viêm gan và tràn dịch màng ngoài tim (xem hình 3). Ngoài những tổn thương ở gan và tim, Adenovirus còn gây thận nhợt nhạt và sưng to, teo cơ quan miễn dịch và hoại tử điểm trắng ở tuyến tụy. Bệnh thường xảy ra ở gà nhỏ hơn 5 tuần tuổi và thường truyền lây cả dọc và ngang.
Do tất cả các tác nhân gây ức chế miễn dịch hoặc các điều kiện bất lợi sẽ làm cho Adenovirus gây bệnh với tỷ lệ chết cao hơn vì vậy phòng tốt các bệnh gây ức chế miễn dịch như bệnh thiếu máu truyền nhiễm, Gumboro trên gà, giảm stress, loại bỏ các độc tố trong thức ăn là biện pháp quan trọng giúp giảm thiệt hại so Adenovirus gây ra.
3.3 Hội chứng gan xuất huyết – Nhiễm mỡ
Hội chứng ga xuất huyết – nhiễm mỡ là bệnh trao đổi chất thường gặp ở gà nuôi dài ngày như gà đẻ và gà giống. Tổng hợp lipid và tiết lipoprotein là chức năng trao đổi chất tự nhiên của gan để tích lũy năng lượng và được kiểm soát bởi estrogen. Hội chứng gan xuất huyết – nhiễm mỡ xảy ra khi sự tích lũy mỡ ở gan vượt qua khả năng dữ trữ của nó, và đôi khi nó gây ra vỡ gà và xuất huyết (hình 4). Hiện tượng này thường gặp ở gà thừa cân trong chu kỳ đẻ và gây giảm năng suất trứng với tỷ lệ chết thấp. Khẩu phần ăn có năng lượng cao với tỷ lệ calo/protein cao, lượng thu nhận canxi thấp, stress và độc tố thường là các yếu tố tạo điều kiện xuất hiện hội chứng gan xuất huyết – nhiễm mỡ. Do sự thay đổi màu sắc của gan sang màu vàng là dấu hiệu sớm của hội chứng này nên thay dõi thường xuyên khi mổ khám gà để phát hiện gan nhiễm mỡ ở giai đoạn sớm.
3.4 Hội chứng Gan – Thận nhiễm mỡ
Hội chứng gan thận nhiễm mỡ gây ra bởi sự thiếu biotin ở giai đoạn đầu đời, gà con nhỏ hơn 2 tuần. Biotin hay còn gọi là vitamin H hoặc B7 là vitamin cần thiết cho sự hình thành và duy trì chức năng của da. Thiếu biotin ở gà con gây tỷ lệ chết thấp (<2%) với những rối loạn ở da và tổn thương ở gan (hình 5). Bổ sung Biotin là cách tốt nhất để điều trị hiện tượng này.
3.5 Thương hàn gà
Bệnh thương hàn ở là một bệnh hệ thống gây ra bởi vi khuẩn Salmonella serovar gallinarum. Bệnh thương hàn đặc trưng bởi tỷ lệ tăng đột ngột với hiện tượng gan và lách sưng to (hình 6). Điều trị bằng kháng sinh có thể kiểm soát được tỷ lệ chết nhưng tỷ lệ tái nhiễm rất hay xảy ra. Kiểm soát mạt gà và vaccine sống được khuyến cáo sử dụng để phòng ngừa bệnh.
3.6 Những tác dụng bất lợi từ vi khuẩn
Một số vaccine vô hoạt, LPS (lipopolysaccharides) hay nội độc tố của vi khuẩn Gram – âm cũng gây tổn thương gan với hiện tượng gan xuât huyết (hình 7). Việc loại bỏ nội độc tố trong quá trình sản suất vaccine được khuyến cáo đối với các nhà sản suất để giảm thiểu những tác dụng phụ cho gà.
3.7 Nguyên nhân khác
Nhiễm khuẩn như Campylobacter hepatica và Pasteurella multocida cũng gây thay đổi bệnh lý trong gan.
4. Nguy cơ nhiễm độc tố nấm mốc trong chăn nuôi gia cầm
Nhiễm độc tố nấm mốc là thuật ngữ được sử dụng cho bệnh nhiễm độc khi con vật hít phải, ăn phải và tiếp xúc trực tiếp với thức ăn nhiễm một hoặc nhiều loại độc tố nấm mốc. Cơ chế nhiễm độc của độc tố này đến nay vẫn chưa hiểu rõ do cấu trúc hóa học đa dạng và nhiều cơ quan đích. Hầu hết các độc tố nấm mốc đều gây peroxit lipid và tổn thương cấu trúc màng tế bào và chức năng của chúng, và gây ra sự chết tế bào dẫn đến hoại tử ở nhiều cơ quan. Độc tố nấm mốc có thể gây ức chế miễn dịch, nhiễm độc gan, nhiễm độc thận, nhiễm độc thần kinh và thậm chí nhiễm độc gen.
5. Nhiễm độc Aflatoxin và sức khỏe gan
Aflatoxins là tác nhân được biết đến là gây nhiễm độc gan ở gia cầm và gây ung thư gan ở những động vật bị phơi nhiễm. Bệnh lý phổ biến nhất gây bởi nhiễm độc Aflatoxins ở gà được tìm thấy ở gan, cơ quan lympho và tinh hoàn, thường do phơi nhiễm độc tố trong thời gian dài. Với nhiễm độc cấp tính, gan biểu hiện sưng to, màu vàng nhạt, mủn, dễ nát và túi mật cũng sưng to chứa đầy dịch mật (hình 8). Tuyến tụy thường teo nhỏ và mất sắc tố, có thể xuất huyết ở mô dưới da và cơ. Nhiễm độc Aflatoxins mãn tính, gan nhỏ, chắc và tròn. Đôi khi gan trở nên rất nhỏ, tròn và dai, thường kết hợp với bụng căng và tràn dịch màng ngoài tim. Những tổn thương khác của nhiễm độc Aflatoxins có thể tìm thấy ở túi Fa, tuyến ức và lách, những cơ quan này thường nhỏ hơn bình thường. Ở gà đực giống bố mẹ kích thước của tinh hoàn giảm đáng kể.