Ngày nay, ngành chăn nuôi toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức lớn do sự biến đổi của thời tiết cực đoan, đặc biệt là nắng nóng kéo dài. Mùa hè đến, nhiệt độ tăng cao đã gây ra những bất lợi cho người chăn nuôi, đặc biệt là người chăn nuôi gà đẻ. Nắng nóng khiến gà giảm ăn, giảm năng suất và chất lượng trứng, suy giảm sức đề kháng,….ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích để giữ vững năng suất chăn nuôi hơn khi mùa hè đến.
- Ảnh hưởng của nắng nóng tới gà đẻ
Gà là động vật hằng nhiệt, thân nhiệt của gà đẻ bình thường khoảng 40°C. Nhiệt độ chuồng nuôi lý tưởng với gà đẻ khoảng 18 đến 24°C. Khi nhiệt độ chuồng tăng cao hơn, hiện tượng stress nhiệt có thể xảy ra, tác động tiêu cực đến sức khoẻ và năng suất sinh sản của gà.
Khi gà bị stress nhiệt, gà sẽ giảm lượng thức ăn và tăng lượng nước tiêu thụ. Nắng nóng kéo dài, gà đẻ bị giảm năng suất trứng, giảm tỉ lệ ấp nở, tăng tỉ lệ trứng xấu “ bẩn”, giảm chất lượng vỏ trứng.
Ngoài ra, tình trạng stress nhiệt kéo dài còn làm gà đẻ suy giảm sức đề kháng và rối loạn trao đổi chất, gây ra các bệnh về gan (gan nhiễm mỡ, chết đột tử do vỡ gan), rối loạn cơ xương,… từ đó, tăng tỉ lệ chết và loại thải trong đàn.


2. Giải pháp giúp gà đẻ giữ vững năng suất mùa nắng nóng.
- Quản lí chuồng nuôi
- Trang bị đầy đủ các hệ thống làm mát trong chuồng như giàn mát, quạt hút hoặc hệ thống phun sương, phun mưa trên mái chuồng vào thời điểm nắng nóng trong ngày.
- Mật độ nuôi phù hợp theo mùa, tăng độ thông thoáng… giảm nhiệt độ tiểu khí hậu chuồng nuôi giúp gà dễ thở hơn khi thời tiết nắng nóng.
- Tăng số lượng máng uống, cho gà ăn thức ăn tươi mới và cho ăn ở các thời điểm mát trong ngày: 6h sáng, 18h và 21h.
- Cung cấp đầy đủ nước uống, thường xuyên kiểm tra và tẩy rửa đường ống định kỳ để tránh tắc đường ống gây thiếu nước và giảm thiểu những mảng bám chứa vi sinh vật có hại cho vật nuôi.
- Định kỳ kiểm tra và xử lí chất độn chuồng, cào phân… giảm mùi hôi thối chuồng nuôi.


b. Quản lí dinh dưỡng
- Bổ sung điện giải, vitamin C, đường vào nước uống để giúp gà giải nhiệt, tăng sức đề kháng, cân bằng nội môi do bị rối loạn và thiếu hụt các ion quan trọng. Pha E-Tonic C liều 2-3 g/1 lít nước uống, cho gà uống trong 3-5 giờ/ngày.
- Sử dụng Mia Ca-phos với liều 1-2 lít/1000 lít nước uống, uống 5 giờ/ ngày, dùng liên tục trong 2 ngày/ tuần. Với hàm lượng cao Canxi, Phospho cao cùng sự cân đối, cân bằng các hàm lượng khoáng vi lượng, sản phẩm là giải pháp đánh tan nỗi lo “trứng vỏ mỏng” trên gà đẻ.
- Stress nhiệt tác động sẽ ảnh hưởng tới khả năng chuyển hoá ở gan, tổn thương tế bào gan, gây ra hội chứng gan nhiễm mỡ, chết đợt tử do vỡ gan. Pha Livervital liều 0,75-2 lít/1000 lít nước(1 lít/500 kg thể trọng), uống 5 giờ/ ngày, dùng định kỳ 2 ngày/tuần… giúp bảo vệ tối ưu sức khoẻ gan mùa nắng nóng.
c. Phòng và kiểm soát bệnh
- Tăng cường vệ sinh, sát trùng chuồng trại định kỳ.
Định kỳ phun sát trùng bằng I.F-100 với liều 3 ml/ 1 lít nước, phun 2 lần/ tuần
- Duy trì chương trình tiêm phòng đầy đủ các bệnh nguy hiểm cho vật nuôi như Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, Marek, IB,…
- Hạn chế di chuyển vật nuôi cũng như làm vắc xin ở những thời điểm nóng trong ngày, nên làm vào sáng sớm hoặc chiều mát.
- Theo dõi sức khỏe đàn thường xuyên để xử lý kịp thời các trường hợp ốm, yếu.
- Định kỳ cho gà sử dụng kháng sinh phổ rộng: Super Doxy 50% hoặc Fendox Oral Solution 3 ngày/tháng để điều trị bệnh kế phát.
- Cho uống Escent L, Angrophin để tăng lực, giảm stress nâng cao sức đề kháng.
Tóm lại, áp dụng các biện pháp chống nóng cho gà đẻ là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sức khoẻ cũng như duy trì năng suất trứng. Để được tư vấn kĩ hơn các giải pháp chống nóng cho gà cũng như các sản phẩm chống nóng tối ưu và hiệu quả nhất. Hãy gọi ngay HOTLINE 1800 6635 để được đội ngũ bác sỹ thú y của công ty CP Thú Y Xanh Việt Nam tư vấn và hỗ trợ.