Mycoplasma hyopneumoniae ( M. hyopneumoniae ) – tác nhân chính của bệnh suyễn heo hiện diện ở hầu hết các trang trại heo trên thế giói gây ra tình trạng hô hấp mãn tính ở lợn
Nội dung chính
- Trong khi đó, việc điều trị bệnh Suyễn heo đang ngày càng khó khăn bởi:
- Thứ nhất, Các biện pháp an toàn sinh học tại trang trại được áp dụng chặt chẽ, kiểm soát các yếu tố truyền lây trong và ngoài trang trại.
- Thứ hai: Tiêm chủng đầy đủ vacxin chống lại M. hyopneumoniae -một trong những phương pháp phổ biến nhất, không thể thiếu để kiểm soát Suyễn heo
- Thứ 3: Điều trị bằng kháng sinh
Trong khi đó, việc điều trị bệnh Suyễn heo đang ngày càng khó khăn bởi:
- Heo biểu hiện ở thể mang trùng, khó phát hiện và chẩn đoán.
- Nguy cơ kế phát các bệnh, đồng nhiễm các bệnh hô hấp khác ngày càng phổ biến được gọi là Phức hợp bệnh Hô hấp (PRDC)
- Tình trạng kháng kháng sinh tăng khiến việc điều trị không hiệu quả, sức khoẻ giảm sút nhanh và nguy cơ tái nhiễm nhiều lần.
Từ đó, các giải pháp kiểm soát Suyễn heo và giảm thiểu tác động của bệnh đang ngày càng được chú trọng, đề cao. Có ba chiến lược kiểm soát chính hiện nay là quản lý, tiêm chủng và thuốc, có thể được áp dụng độc lập, nhưng thường được kết hợp để đạt được sự kiểm soát dịch bệnh cao hơn .
Thứ nhất, Các biện pháp an toàn sinh học tại trang trại được áp dụng chặt chẽ, kiểm soát các yếu tố truyền lây trong và ngoài trang trại.
Việc tối ưu hóa mật độ chuồng nuôi, tạo độ thông thoáng, kiểm soát việc nhập và xuất đàn, vệ sinh khử trùng thường xuyên các dụng cụ chuồn nuôi, hạn chế tối đa các yếu tố truyền lây
Thứ hai: Tiêm chủng đầy đủ vacxin chống lại M. hyopneumoniae -một trong những phương pháp phổ biến nhất, không thể thiếu để kiểm soát Suyễn heo
Việc sử dụng vắc xin nói chung cải thiện các thông số sản xuất và giảm tỷ lệ các dấu hiệu lâm sàng và tổn thương phổi.
Các sản phẩm vắc xin khác nhau được bán trên thị trường để chủng ngừa M. hyopneumoniae với phần lớn là vắc xin nhược độc hoặc vô hoạt. Tuổi và quy trình tiêm phòng rất khác nhau, nhưng nói chung, lợn thương phẩm được tiêm phòng khi cai sữa và những con nái thay thế trước khi nhập đàn lợn nái. Chiến lược tiêm phòng sẽ tuỳ vào môi trường thực tiễn địa phương, di truyền học lợn, tỷ lệ mắc bệnh đồng thời và các yếu tố khác.
Thứ 3: Điều trị bằng kháng sinh
Do tác nhân vi khuẩn gây ra, nhiễm trùng M. hyopneumoniae có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhưng cần lưu ý rằng các loài mycoplasma không có thành tế bào. Do đó, lựa chọn cẩn thận các loại thuốc kháng khuẩn là chìa khóa để tránh tình trạng kháng thuốc tự nhiên đối với một số loại kháng sinh. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng việc sử dụng khảng sinh sẽ chỉ làm giảm lượng vi khuẩn trong mô phổi và sẽ kiểm soát bệnh tổng thể còn việc loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh sẽ không đạt được. Tuy nhiên, giá trị của việc sử dụng kháng sinh hợp lý để kiểm soát dịch bệnh là rất quan trọng và mang lại lợi ích cao, đặc biệt là trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh.