Nội dung chính
- 1. Tại sao người ta lại lo lắng về dịch tả heo châu phi đến vậy?
- 2. CSF lây lan như thế nào?
- 3.Virus dịch tả heo châu phi có lây lan sang người không?
- 4.Đã có vaccine phòng bệnh dịch tả heo châu phi chưa?
- 5.Ảnh hưởng của dịch tả heo đối với các nước chăn nuôi heo?
- 6.Biện pháp đối phó với dịch tả heo châu phi hiện nay?
1. Tại sao người ta lại lo lắng về dịch tả heo châu phi đến vậy?
Trong nhiều năm ASF được tìm thấy chủ yếu ở châu phi, và mặc dù chỉ có một vụ dịch ở châu Âu vào những năm 1950 nhưng đã phải mất vài thập kỷ để loại trừ bệnh. Vào năm 2007, virus được tìm thấy ở Georgia và mặc dù có sự phối hợp nỗ lực đối phó nhưng bệnh vẫn lây lan rộng rãi ban đầu lây sang Đông Âu và Nga gần đây là sang Tây Âu. Khi heo rứng ở Bỉ phát hiện mắc bệnh, virus đã nhanh chóng “nhảy” sang Trung Quốc, nơi đang nuôi một nửa số heo trên thế giới, hiện nay đã có đến 24 tỉnh thành của TQ có phát hiện heo nhiễm virus. Theo một báo cáo gần đây đã có 41 vụ dịch ASF kể từ thông báo lần đầu tiên.
Tại Việt Nam chiều ngày 19/02 Cục Thú y (Bộ NNPTNT) đã họp báo thông tin về tình hình dịch tả lợn châu Phi và thông báo chính thức Dịch tả heo châu phi đã vào Việt Nam ở hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
Với mức độ lây lan nhanh chóng như vậy dịch tả heo châu phi có nguy cơ trở thành đại dịch toàn cầu.
2. CSF lây lan như thế nào?
Lợn khỏe và lợn rừng bị nhiễm bệnh do:
- Tiếp xúc trực tiếp với lợn nhiễm bệnh, nguồn chứa virus là máu, mô , chất bài tiết và chất tiết
- Ăn phải thịt hoặc các sản phẩm từ thịt heo mắc bệnh – dùng thức ăn thừa nuôi heo, các sản phẩm thừa từ nhà bếp…
- Lây nhiễm gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo, xe cộ và các dụng cụ khác bị tạp nhiễm virus
- Nhiễm bệnh qua trung gian truyền bệnh là ve Ornithodoros
Virus có thể tồn tại vài tháng trong thịt đã qua chế biến và vài năm trong thân thịt đông lạnh, vì vậy các sản phẩm từ thịt đóng vai trò quan trọng đối với sự lây nhiễm bệnh xuyên biên giới. Người ta tin rằng dịch tả lợn ban đầu được mang từ Đông Âu đến Georgia bởi sản phẩm thịt heo bị tạp nhiễm virus. Mới đây một gói xúc xích tạp nhiễm virus đã bị tịch thu tại sân bay Nhật Bản của một du khách đến từ Trung Quốc. Điều này cũng tương tự như ở Hàn Quốc.
3.Virus dịch tả heo châu phi có lây lan sang người không?
Không. Người không mẫn cảm với virus dịch tả heo châu phi. Tuy nhiên, chủ tịch trung tâm dịch tễ Nga – Gennady Onishchenko cho rằng sinh lý của heo gần giống với sinh lý của người vì vậy trong tương lai sự đột biến của virus có thể nguy hiểm đến con người.
4.Đã có vaccine phòng bệnh dịch tả heo châu phi chưa?
Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh dịch tả heo châu phi. Do đến nay vẫn chưa được sản xuất là bởi những “lỗ hổng” kiến thức về sự nhiễm bệnh của virus cũng như cơ chế miễn dịch. Đến nay, bản chất thật sự của phản ứng đáp ứng miễn dịch và kháng nguyên của virus vẫn chưa được làm rõ điều này làm cản trở việc thiết kế và sản xuất vaccine. Ngoài ra cơ chế virus thích nghi với phản ứng của tế bào chủ đối với sự nhiễm trùng cũng chưa được hiểu hết. Một khi kháng nguyên được xác định vaccine và khả năng kháng chéo của vaccine kháng lại Dịch tả heo châu phi sẽ được phát triển.
5.Ảnh hưởng của dịch tả heo đối với các nước chăn nuôi heo?
Nghành chăn nuôi heo thế giới đang rất lo lắng về dịch tả heo châu phi. Nếu nó được phát hiện ở các nước sản xuất thịt heo lớn như Đan Mạch, Đức, Mỹ, Tây Ban Nha thì tỷ lệ chết của heo chắc chắn là điều quan tâm ít nhất bởi thiệt hại lớn nhất mà dịch tả heo châu phi gây ra là sự ngưng trệ trong chăn nuôi heo và thiệt hại rất lớn về kinh tế do gián đoán xuất khẩu thịt heo. Theo chuyên gia DiPietre ông lo ngại rằng trong vòng một hai năm dịch tả heo châu phi sẽ trở thành đại dịch toàn cầu.
6.Biện pháp đối phó với dịch tả heo châu phi hiện nay?
Với một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh mạnh và chưa có vaccine như dịch tả heo châu phi thì An toàn sinh học luôn được đặt lên hàng đầu. Ngoài các biện pháp an toàn sinh học chung đối với mọi bệnh truyền nhiễm thì với dịch tả heo châu phi cần lưu ý:
+ Không cho heo ăn thức ăn thừa của người đặc biệt là thịt và các sản phẩm từ thịt,
+ Không để thức ăn của heo tạp nhiễm với thịt đông lạnh hoặc thức ăn của người.
+ Không mang thịt sống, thịt đông lạnh và các sản phẩm từ thịt khác vào trại
+ Kiểm soát chuột, côn trùng, ve, ruồi muỗi trong và ngoài trại.
Dịch tả heo châu phi đã chính thức tấn công vào Việt Nam cảnh báo một năm chăn nuôi heo sẽ vô cùng khó khăn. Tuy nhiên chúng ta vẫn cho những biện pháp phòng tránh đối phó với sức tàn phá của bệnh. Điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của người chăn nuôi không những bảo vệ đàn heo của mình mà còn chung tay bảo vệ cộng đồng chăn nuôi heo Việt Nam.
Chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc chi tiết quy trình phòng bệnh Dịch tả heo châu phi ở bài viết sau