A.pleuropneumoniae là một trong những tác nhân gây bệnh viêm phổi- màng phổi (APP) ở heo trên toàn thế giới, từ thể quá cấp đến mãn tính với tỷ lệ bệnh có thể đến 40% và tỷ lệ chết khoảng 20%.
Bệnh viêm phổi- màng phổi (APP) thường xảy ra ở nhóm tuổi heo cai sữa, heo choai, giai đoạn chuyển đổi (mùa, sinh lý…) và trong điều kiện chuồng trại kém.
A. pleuropneumoniae tác dụng vào đại thực bào phổi, gây suy giảm miễn dịch, nguy cơ kế phát các rối loạn về hội chứng hô hấp, hô hấp phức hợp (PRRS), tụ huyết trùng,..làm tăng tỷ lệ chết, chi phí điều trị cao, giảm năng suất heo giai đoạn vỗ béo, xuất chuồng.
Hiện nay, có ít nhất 18 kiểu kháng nguyên (serotype) A. pleuropneumoniae và không có miễn dịch chéo giữa các serotype (Bosse et al., 2018). Các serotype có độc lực khác nhau và phân bố tùy theo các khu vực, thậm chí là theo trại. Tại Việt Nam: các serotype của APP được ghi nhận gồm serotype 2, 5a, 5b, với ưu thế là serotype 2 (53,85%) và serotype 5a (30,77%), (Đỗ Tất Đạt và ctv., 2019; Nguyễn Quang Tính và ctv., 2020).
Các serotype tiết ra yếu tố độc lực chính Apx (ApxI, ApxII, ApxIII và ApxIV), có độc tính khác nhau và thay đổi tuỳ theo serovars. Tác động gây độc mạnh nhất gây tán huyết là độc tố ApxI, tiếp theo là ApxII gây tán huyết và ly giải nhẹ hơn, ApxIII không gây tan máu và gây độc tế bào mạnh, riêng ApxIV vẫn chưa xác định được mức độ độc tính (Frey, 2019).
Các độc tố Apx là nguyên nhân chính gây tổn hại chức năng miễn dịch của các đại thực bào phổi gây viêm và hoại tử phổi nặng chỉ trong 30-60 phút. Ngoài ra, APP còn tiết ra enzyme hyaluronidase, có tác dụng phá huỷ mô gian bào, giúp APP xâm nhiễm sâu vào trong mô phổi và gây bệnh tích nghiêm trọng ở phổi (Kahlisch et al., 2009). Ngoài ra, Các yếu tố độc lực khác như vỏ capsule, nội độc tố (lipopolysaccharides – LPS) và protein màng ngoài (outer membrane proteins – OMP) cũng tham gia vào quá trình gây bệnh của APP.
Do đó, Vaccine giúp bảo hộ toàn diện với bệnh viêm phổi- màng phổi (APP) k
Nguồn: Thú Y Xanh – Greenvet