Bệnh viêm gan ở vịt do virus (Hepatitis anatum virus) gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, xuất hiện chủ yếu ở vịt con mới nở đến 6 tuần tuổi. Bệnh có thể gây chết 100% nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
1. Nguyên nhân
- Bệnh viêm gan trên vịt gây ra bởi RNA virus DHV (type 1, type 2 và type 3) thuộc giống enterovirus, họ picornaviridae
- Bệnh chủ yếu xảy ra ở vịt con 1 – 3 tuần tuổi nhưng cũng gặp ở vịt mới nở hoặc vịt 5 – 6 tuần tuổi.
- Bệnh ít gặp ở vịt trưởng thành và các loại gia cầm khác.
- Ở vịt con 1 – 3 tuần tuổi, bệnh xảy ra ác liệt với tỷ lệ chết cao từ 50 – 95%, có khi tới 100%. Tỷ lệ chết thấp hơn ở vịt con từ 4 – 5 tuần tuổi.
- Bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hoá, hô hấp và vết thương ở da. Vịt bệnh luôn bài xuất virus ra môi trường bên ngoài theo phân, nước mũi vào thức ăn, nước uống, chất độn chuồng… lây nhiễm sang vịt khác. Mầm bệnh truyền từ mẹ qua trứng vào phôi
2. Triệu chứng
- Thời gian nung bệnh 2 – 4 ngày, bệnh thường xảy ra đột ngột, lúc đầu chỉ thấy vài con sau đó bệnh xảy ra ồ ạt,
- Vịt ít vận động, buồn ngủ, bỏ ăn, sã cánh, một số bị tiêu chảy, sau một vài giờ niêm mạc miệng xanh tím vịt bị co giật, nằm la liệt, nghiêng sườn hoặc nằm ngửa, chân duỗi thẳng, đầu ngoẹo sang sườn hoặc lên lưng (tư thế chết đặc trưng gọi là nghiêng).
- Vịt co giật chết nhanh có khi chỉ 2 – 3 giờ kể từ khi phát bệnh, một số trường hợp vịt chết mà không có triệu chứng rõ rệt.
3. Bệnh tích
- Bệnh tích tập trung chủ yếu ở gan. Gan thường bị sưng, nhũn, dễ bị nát khi ấn nhẹ.
- Một số trường hợp gan bị nhũn có hình thái như gelatin. Bề mặt loang lổ do có nhiều điểm xuất huyết, xuất huyết lan rộng không có ranh giới, kích thước và hình dạng to nhỏ khác nhau. Hiện tượng xuất huyết trên bề mặt gan không có ở tất cả vịt chết.
4. Xử lý bệnh
Bệnh do virus nên không có thuốc đặc trị mà chỉ dùng biện pháp sau nhằm nâng cao sức đề kháng và phòng các bệnh kế phát:
– Vệ sinh sát trùng chuồng trại, bãi chăn thả với IF-100 liều 3 ml/lít, phun 1 ngày/lần.
– Bổ sung vitamin và điện giải UNILYTE VIT- C liều 1 kg/100-150 kg thức ăn, cho uống đủ nước.
– Pha loãng NOVIGOLD liều 5 ml/ lít nước và phun vào thức ăn, nhằm giải độc cấp, tăng lực, tăng cường miễn dịch.
-Với những con nặng, tiêm 1 ml CATOVET inj/ con giúp tăng lực, dừng chết.
– Trộn COLI-200 liều 10 g/ 50 kg thể trọng/ ngày hoặc FENDOX oral solution liều 1 ml/ 10 kg thể trọng/ ngày, phòng kế phát Salmonella và E.coli.
– Dùng men ALL-ZYM với liều 1 kg/ 0,5-1 tấn thức ăn, giúp giảm tiêu chảy, tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
5. Phòng bệnh
Bước 1: Vệ sinh, sát trùng, cách ly
- Vệ sinh môi trường chăn nuôi, thức ăn, nước uống, chất thải.
- Giãn mật độ chăn nuôi, đảm bảo mật độ chăn nuôi hợp lý.
- Dùng IF-100 liều 3 ml/1 lít nước, phun vào không khí trong và ngoài chuồng nuôi khu vực chăn nuôi) 2-3 lần/tuần, khi áp lực mầm bệnh cao nên phun ít nhất 1 lần/ ngày
Bước 2: Dùng vaccine phòng bệnh
- Tiêm kháng thể viêm gan (1-3 ngày tuổi) hoặcTiêm phòng vaccine viêm gan: có 2 loại
+Vaccine sống, nhược độc: sử dụng cho vịt con, tiêm dưới da hay bắp thịt.
+Vaccine vô hoạt (chết): sử dụng cho vịt đẻ, chủng trước khi vào đẻ 2 tuần (trước đó đã chủng vaccine nhược độc).
Bước 3: Tăng cường sức đề kháng
- Bổ sung điện giải, chống mất nước bằng UNILYTE VIT- C liều 2-3 g/ lít nước, ngày uống 3-5 giờ.
- Pha NOVIGOLD với liều 5 ml/ lít nước phun vào thức ăn, dùng 3-5 giờ/ ngày nhằm giải độc cấp và tăng lực, giúp mau hồi phục.
- Bổ sung men ALL-ZYM với liều 1 kg/ 0,5-1 tấn thức ăn nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm tiêu chảy, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, phân khuôn, khô, giảm mùi hôi.
- Không nên pha chung cùng với kháng sinh.
Nguồn: Thú Y Xanh – Greenvet