Bệnh suyễn heo (Enzootic pneumonia) hay viêm phổi địa phương ở heo. Đây là một bệnh truyền nhiễm ở thể mạn tính và lưu hành một số địa phương
Nội dung chính
1. Nguyên nhân bệnh
- Nguyên nhân chính là Mycoplasma hyopneumoniae – một loại vi sinh vật ký sinh ngoại bào.
- Những trại heo có điều kiện chăn nuôi, quản lý tốt thì bệnh ít gặp hoặc ở thể nhẹ. Bệnh thường kế phát với một số vi khuẩn cơ hội ở đường hô hấp gây viêm phổi phức hợp, làm trầm trọng bệnh và gây chết lợn như: Haemophilus parasuis, Streptococcus suis, Pasteurella multocida, E.coli,… và một số virus như: Swine influenza virus (SIV), Pseudorabies virus (PRV),… Do vậy, M.hyopneumoniae là thủ phạm chính, gây tổn thương và mở đường cho các bệnh khác xâm nhập.
2. Dịch tễ bệnh
- Bệnh suyễn phát sinh luôn kèm những điều kiện như: tiểu khí hậu chuồng nuôi kém, hàm lượng amoniac cao, biên độ nhiệt độ không khí trong ngày thay đổi lớn, thời tiết lạnh, bụi bặm và các yếu tố stress do chăn nuôi, quản lý tồi, nuôi quá chật, độ ẩm cao, bệnh giun sán… Tất cả các tác nhân stress này làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng sự tồn lưu, sinh trưởng và phát tán lan truyền mầm bệnh, tổn thương hệ thống lông nhung của phế quản, phế nang.
- Bệnh thường xảy ra rất phổ biến ở heo 2 tuần sau cai sữa ngay khi hết kháng thể mẹ truyền, nhưng bệnh trở lên trầm trọng ở giai đoạn nuôi thịt, đặc biệt ở tuần tuổi từ 12 – 14.
- Bệnh do M. hyopneumoniae có thể truyền từ mẹ cho con, lây nhiễm qua tiếp xúc, qua không khí, dụng cụ, trang thiết bị vấy nhiễm, qua con người và động vật hoang dã.
3. Cơ chế gây bệnh
M.hyopneumoniae khi xâm nhập vào cơ thể, nó bám vào lông nhung đường hô hấp và phá huỷ lớp lông nhung đường hô hấp (tác dụng giữ bụi và ngăn cản mầm bệnh đi sâu vào đường hô hấp), làm suy yếu hệ thống phòng vệ màng nhày – lông nhung, mở đường và tạo cơ hội cho các mầm bệnh đường hô hấp khác bội nhiễm như: Pasterella multocida (Tụ huyết trùng), APP (viêm phổi dính sườn), Haemophillus parasuis (Glasser’s), Bordertella bronchiseptica (Viêm teo mũi truyền nhiễm), Streptococcus suis (Bệnh liên cầu), PRRS (Tai xanh) và PCV2 (Circo) xâm nhập và tấn công gây bệnh hô hấp phức hợp (PRDC), làm tăng tỷ lệ chết và loại thải heo.
4. Triệu chứng
Trong thực tế, bệnh xảy ra chủ yếu ở thể mạn tính với tỷ lệ ốm cao nhưng tỷ lệ chết không cao. Thời gian nung bệnh suyễn heo từ 7 – 14 ngày.
4.1 Thể cấp tính
- Triệu chứng lợn ủ rũ, ho, khó thở. Bệnh phát ra đột ngột, lợn tách khỏi đàn, con vật hắt hơi từng hồi sau đó ho.
- Ho kéo dài trong 2 – 3 tuần rồi giảm ho.
- Khi phổi bị tổn thương, con vật biểu hiện khó thở, thở nhanh và nhiều, tần số hô hấp tăng.
- Heo ngồi và há hốc mồm để thở, thở dốc, hóp bụng để thở.
- Một số lợn bệnh chảy nước mắt, nước mũi và sùi bọt mép, niêm mạc miệng, mũi, mắt thâm tím do thiếu oxy.
- Thân nhiệt không cao, con vật chỉ số cao khi các vi khuẩn kế phát tấn công.
- Heo chết nhiều ở đàn mới mắc bệnh lần đầu, qua được giai đoạn này, bệnh chuyển sang thể mãn tính.
4.2 Thể mãn tính
- Con vật ho kéo dài trong vài tuần, vài tháng, ho khan, nôn mửa.
- Khi ho heo đứng một chỗ lưng cong lên, cổ vươn ra, cúi mõm xuống để ho cho đến khi long đờm ra thì cơn ho mới dừng. Heo khó thở nặng.
- Bệnh tiến triển vài tháng, có khi nửa năm.
- Nếu điều kiện chăn nuôi không thuận lợi, Heo không khỏi mà chuyển sang thể ẩn tính.
- Thể này gặp chủ yếu ở heo đực và heo trưởng thành với các triệu chứng không thể hiện rõ, chỉ thỉnh thoảng ho nhẹ.
5. Bệnh tích
- Phổi viêm đối xứng ở thuỳ đỉnh và thuỳ tim, có đường ranh giới rõ ràng giữa phần viêm và không viêm.
- Thể cấp tính thấy viêm phổi cata, có những vùng gan hoá đối xứng, trong lòng phế quản có nhiều dịch.
- Thể mãn tính: Phổi nhục hoá đặc, cứng, sậm màu như màu thịt. Sau khoảng 10 – 30 ngày vùng nhục hoá bị chuyển màu vàng hoặc xám rất cứng giống như tuỵ tạng.
6. Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng dựa vào triệu chứng heo bị ho đột ngột, tuy nhiên cần lưu ý chẩn đoán phân biệt với một số bệnh đường hô hấp khác ở lợn.
- Chẩn đoán phi lâm sàng sử dụng phản ứng kết hợp bổ thể, ELISA, miễn dịch huỳnh quang.
7. Phòng bệnh
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tránh ẩm ướt, chuồng ấm về mùa đông, mát vào mùa hè.
- Hàng tuần phải tiến hành tiêu độc chuồng trại, tất cả các dụng cụ chăn nuôi sau khi dùng phải rửa sạch sát trùng, phơi năng.
- Phun sát trùng chuồng trại định kỳ để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường.
- Cho lợn ăn đủ, đảm bảo dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
- Heo mua về cần cách ly tối thiểu 2 tuần trước khi nhập đàn.
- Sử dụng vacxin phòng bệnh suyễn heo con : Vaccine Biosuis M.hyo liểu 2 ml/con chủng 1 lần duy nhất vào lúc 14 ngày tuổi.
8. Điều trị
Bước 1: Vệ sinh, sát trùng
Tăng thông thoáng chuồng nuôi. Phun sát trùng bằng ANTISEP liều 3 ml/1 lít nước, phun hàng ngày.
Bước 2: Dùng thuốc
- Cá thể nặng:
– Tiêm (chích) CEFTIFEN inj liều 1 ml/16 kg thể trọng hoặc MARBOJECT (F-300 inj) với liều 1ml/20 kg thể trọng dùng liên tục 3-5 ngày.
– Tiêm (chích) CATOVET inj 1 ml/10 kg thể trọng giúp tăng sức đề kháng, tăng lực, nhanh hồi phục.
- Bầy hoặc ổ heo có cá thể mắc bệnh:
– Trộn TYLANDOX liều 1 kg/1 tấn thức ăn cho toàn đàn, dùng liên tục 7 ngày.- Trộn thức ăn RESPI-HELP với liều 1 g/20 kg thể trọng giúp long đờm, giảm ho, dễ thở.
Bước 3: Bổ trợ
Trộn men sống BIOGREEN với liều 1-3 kg/1 tấn thức ăn hỗn hợp.
Pha ESCENT L cho uống với liều 1 ml/30-40 kg TT. Pha GLUCO K,C với liều 250 g/20 lít nước uống
Nguồn: Thú y xanh – Greenvet