Dịch tả vịt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra trên ngan, vịt, ngỗng. Bệnh có tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết cao nếu không điều trị kịp thời.Bệnh có triệu chứng sốt cao, sưng đầu, chảy nước mắt, chân mềm yếu, bại liệt, ỉa phân xanh.
1. Nguyên nhân.
- Bệnh dịch tả vịt do virus thuộc nhóm Herpes trong họ Alphahen pesvivinae. gây ra.
- Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan mạnh và gây tử vong cao cho vịt, ngan, ngỗng.
- Vịt khoẻ lây bệnh trực tiếp khi tiếp xúc với vịt bệnh hoặc qua phân, chất nhầy tiết ra ở mũi, miệng.
2. Triệu chứng.
- Thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày. Sau khi xuất hiện triệu chứng, vịt chết sau 1-5 ngày. Triệu chứng biểu hiện khác nhau tùy theo độc lực của virus; tuổi, tính biêt, giống và sức đề kháng của cơ thể vịt.
- Ở những đàn vịt bị bệnh lúc đầu xuất hiện những con lờ đờ, không thích vận động, không muốn xuống nước.
- Vịt sưng mí mặt, niêm mạc mắt đỏ, lúc đầu chảy nước mắt trong, loãng làm ướt cả vùng lông dưới mí mắt, nước mắt đặc lại có màu vàng như mủ đóng đầy khóe mắt và có khi làm 2 mú mắt dịnh lại với nhau. Vịt khó thở, thở khò khè.
- Từ mũi chảy ra chất niêm dịch lúc đầu trong sau đặc lại, khô quánh bám quanh khóe mũi.
- Vịt bị sưng đầu, có con lông đầu dựng lên như mào, khi sờ nắn có cảm giác đầu mềm như “chuối chín”.
- Hầu, cổ sưng to do tổ chức liên kết dưới da bị phù thũng.
- Vịt khi vận động có hiện tượng run đầu, cổ hoặc toàn thân.
- Vịt đẻ: chết đột ngột và xác chết mập, máu chảy từ lỗ huyệt. Giảm đẻ (25- 40%). Vịt khó thở, thở khò khè, liệt chân, đầu gục, lắc đầu cổ khi đi lại, tiêu chảy phân xanh nhiều nước.
- Vịt thịt (2-7 tuần tuổi): tiêu chảy, gầy ốm, mỏ xanh nhạt, lỗ huyệt chảy
máu và phù đầu. - Vịt đực: Khi bệnh chết dương vật thoát ra ngoài
3. Bệnh tích
- Xuất huyết, tụ máu, chảy máu: Trên và trong da cổ, da ngực, bụng, cơ tim, ruột, màng treo ruột.
- Van tim xuất huyết, gan tụy thận xuất huyết điểm.
- Vịt đẻ: Nang trứng xung huyết, xuất huyết hoại tử.
- Dạ dày tuyến, thực quản xuất huyết thành vòng, như cúc áo, đồng xu nổi lên.
- Ruột xuất huyết hình nhẫn, gan có điểm hoại tử lấm tấm
4. Xử lí bệnh
- Bệnh do virus nên không có thuốc đặc trị mà chỉ dùng biện pháp sau nhằm nâng cao sức đề kháng và phòng các bệnh kế phát:
– Phun sát trùng chuồng trại, bãi chăn thả với IF-100 liều 3 ml/lít, phun 1 ngày/lần.
– Bổ sung vitamin và điện giải UNILYTE VIT- C liều 1 kg/100-150 kg thức ăn, cho uống đủ nước.
– Giải độc, tăng lực bằng, NOVIGOLD với liều 5 ml/ lít nước phun vào thức ăn.
– Tiêm VACCINE DỊCH TẢ VỊT (có thể tiêm gấp đôi liều)
– Pha DOXYCIP 20% 1 g/10 kg thể trọng, phòng bệnh kế phát, kích thích vịt, ngan phát triển.
– Dùng ALL-ZYM với liều 1 kg/0,5-1 tấn thức ăn, giúp giảm tiêu chảy, tiêu hóa thức ăn tốt hơn
5. Phòng bệnh
Bước 1: Vệ sinh phòng bệnh
- Vệ sinh môi trường chăn nuôi, thức ăn, nước uống, chất thải.
- Giãn mật độ chăn nuôi, đảm bảo mật độ chăn nuôi hợp lý.
- Dùng IF-100 liều 3 ml/1 lít nước, phun vào không khí trong và ngoài chuồng nuôi khu vực chăn nuôi) 2-3 lần/tuần, khi áp lực mầm bệnh cao nên phun ít nhất 1 lần/ ngày
Bước 2: Vacxin phòng bệnh
- Tiêm phòng vắc-xin:
Mũi 1 lúc 7 ngày tuổi. Mũi 2 lúc 21 ngày tuổi.
Nếu là vịt đẻ, vịt giống cần chủng lại sau mỗi 3 tháng.
Bước 3: Bổ trợ
- Bổ sung điện giải, chống mất nước bằng UNILYTE VIT- C liều 2-3 g/ lít nước, ngày uống 3-5 giờ.
- Pha NOVIGOLD với liều 5 ml/ lít nước phun vào thức ăn, dùng 3-5 giờ/ ngày nhằm giải độc cấp và tăng lực, giúp mau hồi phục.
- Bổ sung men ALL-ZYM với liều 1 kg/ 0,5-1 tấn thức ăn nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm tiêu chảy, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, phân khuôn, khô, giảm mùi hôi.
- Không nên pha chung cùng với kháng sinh
Nguồn: Thú Y Xanh – Greenvet