Bệnh bại huyết thường xảy ra trên mọi lứa tuổi, đặc biệt vịt con ở giai đoạn 1-8 tuần tuổi là dễ mắc bệnh và tỷ lệ chết khá cao, lên tới 75% tùy theo điều kiện môi trường. Bệnh có tốc độ lây lan khá nhanh, nếu không kiểm soát và ngăn chặn kịp thời sẽ gây thiệt hại lớn.
Nội dung chính
1. Nguyên nhân
- Bệnh bại huyết trên vịt, ngan do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra. Đây là một vi khuẩn G (-), lây trực tiếp hoặc gián tiếp; nhất là trên vịt, ngan bị tổn thương trên da, bộ lông hư hỏng.
- Bệnh thường xuất hiện sau ngày mưa kéo dài, thời tiết ẩm ướt. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Nhưng ở vịt – ngan con ở 1-8 tuần tuổi là dễ bị bệnh nhất, tỷ lệ chết cao.
- Bệnh bại huyết thường lây qua 3 đường sau:
+ Vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp
+ Mầm bệnh có trong chất tiết của dịch mũi làm dính vào thức ăn, nước uống làm lây qua đường tiêu hóa
+ Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua các vết trầy xước trên da, đặc biệt là trên bàn chân.
2. Triệu chứng
- Vịt khẹc, vẩy mỏ, chảy nước mắt, có nhử mắt.
- Tiêu chảy phân xanh, kém ăn, gầy, lờ đờ
- Sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn, suy yếu, mệt lã, vận động khó khăn, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi,
- Viêm khớp đi lại khó khăn, đầu run giật ngoẹo về phía sau, Nếu bị kích động chúng chạy loạng choạng một đoạn rồi ngã nhào và nằm ngửa đầu ngoẹo về phía sau, chân đạp trên không hoặc bơi thành vòng tròn trên mặt nước.
- Bệnh đặc trưng với biểu hiện co giật, sụi chân, bại cánh (liệt chân, liệt), chân bơi chèo.
- Viêm ống dẫn trứng ở vịt – ngan đẻ, bên trong chứa nhiều dịch màu vàng.
3. Bệnh tích
- Màng tim bị viêm có dịch vàng, bao tim viêm có sợi tơ huyết, màng bao tim màu trắng đục, có dịch thẩm xuất màu vàng.
- Gan sưng to, bề mặt gan xuất huyết hoại tử lấm tấm và phủ một lớp màu trắng đục.
- Túi khí viêm dày lên, đặc, chắc, dai và có màu hơi đục, nhất là các túi khí ở các vị trí gần phổi. Phổi sung huyết và viêm xoang.
- Lách phì đại, có dạng dài ra, hơi mất màu hoặc có dạng mặt đá hoa. Thận tích urate.
4. Điều trị
- Vệ sinh sát trùng chuồng trại, bãi chăn thả với IF-100 liều 3 ml/lít, phun 1 lần/ngày.
- Bổ sung vitamin, chống mất nước và điện giải UNILYTE VIT- C liều 2-3 g/lít nước. Pha 250 g GLUCO K, C trong 20 lít nước uống, nhằm chống xuất huyết, cung cấp năng lượng. Pha NOVIGOLD với liều 5 ml/ lít nước phun vào thức ăn, dùng 3-5 giờ/ngày nhằm giải độc cấp, tăng lực, giúp mau hồi phục.
* Trường hợp cá thể mắc bệnh, dùng 1 trong 2 phác đồ dưới đây:
– Phác đồ 1: Tiêm ENFLOX 100 inj hoặc CEFTIFEN inj 1 ml/5 con và tiêm 1 ml CATOVET inj/ con, dùng liên tục 3-5 ngày.
– Phác đồ 2: Tiêm bằng CEF-Q, hoà 1g với 100 ml dung dịch nước pha, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 1 ml/ 2 kg thể trọng/ngày, dùng 3 ngày liên tục. - Với toàn đàn, pha COLI-200 liều 10 g/ 50 kg thể trọng/ngày hoặc COLIQUIN liều (1 g/ 5 kg thể trọng) phòng kế phát Salmonella và E.coli, dùng liên tục 3-5 ngày.
- Bổ sung men ALL-ZYM với liều 1 g/1 lít nước uống (1 kg/ 0,5-1 tấn thức ăn) giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm tiêu chảy
5. Phòng bệnh
Bước 1: Vệ sinh – sát trùng
- Vệ sinh môi trường chăn nuôi, thức ăn, nước uống, chất thải.
- Giãn mật độ chăn nuôi, đảm bảo mật độ chăn nuôi hợp lý.
- Dùng IF-100 liều 3 ml/1 lít nước, phun vào không khí trong và ngoài chuồng nuôi khu vực chăn nuôi) 2-3 lần/tuần, khi áp lực mầm bệnh cao nên phun ít nhất 1 lần/ ngày
Bước 2: Tăng cường sức đề kháng
- Bổ sung điện giải, chống mất nước bằng UNILYTE VIT- C liều 2-3 g/ lít nước, ngày uống 3-5 giờ.
- Pha NOVIGOLD với liều 5 ml/ lít nước phun vào thức ăn, dùng 3-5 giờ/ ngày nhằm giải độc cấp và tăng lực, giúp mau hồi phục.
- Bổ sung men ALL-ZYM với liều 1 kg/ 0,5-1 tấn thức ăn nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm tiêu chảy, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, phân khuôn, khô, giảm mùi hôi.
- Không nên pha chung cùng với kháng sinh