Rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng hầu hết đều xảy ra trước khi trước đẻ ra. Độ dày của vỏ trứng được xác định bởi thời gian trứng nằm trong tuyến tạo vỏ (tử cung) và tỷ lệ canxi tích tụ trong thời gian hình thành vỏ trứng. Nếu trứng có thời gian ngắn nằm trong tuyến vỏ thì vỏ trứng sẽ mỏng hơn. Ngoài ra thời gian trong ngày lúc trứng đẻ cũng xác định độ dày của vỏ trứng. Thông thường, gà đẻ lúc sáng sớm hoặc trong thời gian ban ngày sẽ có vỏ trứng dày hơn.
Nội dung chính
Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng vỏ trứng:
1. Chủng, giống gà
một số giống gà có khả năng tích tụ canxi ở vỏ trứng nhanh hơn các giống khác, kết quả là chất lượng vỏ trứng tốt hơn. Điều này thấy ở giống gà đẻ trứng nâu sẫm có chất lượng vỏ trứng tốt hơn giống gà đẻ trứng nâu sáng.
2. Bệnh tật
Các bệnh truyền nhiễm như viêm phế quản truyền nhiễm (IB), Newcastle (ND), Cúm gia cầm (AI), hội chứng giảm đẻ (EDS) ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng. Virus IB gây ra hiện tượng vỏ trứng mềm, sần sùi, mất màu và nhăn nheo. Virus gây hội chứng giảm đẻ chỉ ảnh hưởng đến tuyến vỏ nhưng với ND và IB ảnh hưởng đến tất cả hệ thống sinh sản.
3. Quản lý
Chuồng trại kém, nhiệt độ môi trường cao, xử lý trứng không tốt đều ảnh hưởng đến chất lượng trứng. Do trứng càng lớn thì càng dễ bị nứt hơn nên kích thước trứng cần được kiểm soát qua chế độ dinh dưỡng và chương trình chiếu sáng phù hợp. Trứng của gà với chế độ 3L:1D (3 ngày sáng: 1 ngày tối) có độ cứng của vỏ trứng tốt hơn gà đẻ với chế độ 16L:8D (16 giờ sáng: 8 giờ tối)
4. Thay lông
“bắt buộc” thay lông hoặc gây sự thay lông ở đàn gà đẻ già thấy rằng đã làm tăng chất lượng vỏ trứng. Sau khi thay lông, tỷ trọng riêng của trứng, khối lượng vỏ trứng, độ dày vỏ trứng và tỷ lệ vỏ trứng hoặc là bằng với lúc trước khi thay lông hoặc là được tăng lên. Sức chống chịu va đập của vỏ trứng cũng được cải thiện ở tất cả các giống gà sau khi thay lông.
5. Tuổi của gà
Khi gà đẻ già thì độ dày của vỏ trứng giảm dần. Đàn gà đẻ già đẻ trứng to nhưng dễ bị vỡ vỏ.Về mặt di truyền, gà đẻ có khả năng cung cấp một lượng hữu hạn canxi cho vỏ trứng. Thứ hai, gà bị mất khả năng huy động canxi từ xương và giảm khả năng tạo canxi carbornate. Sự hấp thu và huy động canxi giảm thấp hơn 50% so với bình thường ở gà
lớn hơn 40 tuần tuổi.
6. Dùng thuốc
Ví dụ, Sulfa tác động đến chất lượng vỏ trứng trong khi tetracycline lại có tác dụng tốt
7. Chất lượng nước
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguồn nước uống mặn, bao gồm nước máy có chứa NaCl cung cấp cho gà đẻ với nồng độ giống như nồng độ ở nước ngầm có những ảnh hưởng bất lợi đối với chất lượng vỏ trứng trong khi lại có ít ảnh hưởng đến lượng thu nhận thức ăn, năng suất trứng và khối lượng trứng. Ngược lại, một số báo cáo chỉ ra rằng không thấy những bất thường trên vỏ trứng và tỷ trọng riêng của trứng cũng không bị ảnh hưởng.
8. Stress
Xu hướng gen để cải thiện chất lượng trứng và vỏ trứng tồn tại nhưng những gen tốt có thể bị ảnh hưởng bởi stress môi trường. Vỏ trứng được hình thành bởi hoạt động của những tế bào nằm trong ống dẫn trứng và tử cung. Dưới điều kiện stress sự tiết các tế bào này trở nên axit hóa và tế bào có thể bị phá hủy hoặc hư hại. Trong trường hợp nặng, ảnh hưởng của stress có thể gây tích tụ nhiều canxi trong vỏ trứng – giống như một loại bột “nở” trên bề mặt trứng và dẫn đến trứng có hình dạng bất thường. Stress di chuyển được chỉ ra là có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu có thể nhìn thấy của vỏ trứng, tăng tỷ lệ bao phủ canxi và trứng có hình dạng bất thường.
Dạng stress di chuyển chính như chuyển từ một kiểu chuồng sang một loại chuồng mới hoàn toàn có thể gây ra các bất thường nghiêm trọng của trứng.
9. Nhiệt độ môi trường
Một trong những yếu tố góp phần làm giảm chất lượng vỏ trứng trong thời tiết nắng nóng là lượng thu nhận thức ăn không đủ. Chất lượng vỏ trứng sẽ bị ảnh hưởng trong những tháng mùa hè. Trong thời gian tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao, gà đẻ phản ứng bằng cách tăng tần số hô hấp (há mồm thở) để làm mát chính nó. Điều này làm giảm lượng CO2 trong máu và gây ra hiện tượng “nhiễm kiềm đường hô hấp”. pH trong máu trở nên kiềm và lượng canxi cho vỏ trứng sẽ giảm. Sự mất cân bằng acid – bazo làm tăng tỷ lệ vỏ trứng mềm trong thời gian mùa hè.
Việc vỏ trứng mỏng tạm thời có thể xảy ra trong thời gian nhiệt độ môi trường cao (trên 25ºC) do lượng thu nhận thức ăn giảm. Vỏ trứng nhanh chóng trở lại độ dày bình thường khi nhiệt độ giảm và thu nhận thức ăn tăng lên.
Nhiễm kiềm đường hô hấp cũng làm tăng sự thất thoát carbonate qua thận và dẫn đến sự cạnh tranh ion carbonate giữa thận và tử cung kết quả là độ dày của vỏ trứng giảm. Trong thời gian stress nhiệt, lượng canxi thu nhận giảm do lượng thức ăn giảm và điều này kích thích sự tái hấp thu canxi trong xương và gây ra tăng lượng phosphate trong máu. Điều này sẽ ức chế sự hình thành canxi carbonate trong tuyến vỏ trứng. Ngoài ra stress nhiệt làm giảm lượng carbonic anhydrase (loại enzyme phụ thuộc kẽm) hoạt động trong tử cung. Dưới điều kiện stress nhiệt máu dồn vào các mô ngoại biên nhiều hơn đồng thời cũng giảm lượng máu đến tử cung dẫn đến chất lượng chất vỏ trứng kém. Điều cuối cùng, khả năng gà đẻ chuyển đổi từ vitamin D3 sang dạng hoạt động bị giảm trong thời gian stress nhiệt cũng dẫn đến giảm chất lượng vỏ trứng.
10. Dinh dưỡng
Có mỗi mối tương quan phức tạp giữa canxi, phosphor và vitamin D3 và hệ thống hoocmon của gà đẻ trong trao đổi canxi trong quá trình đẻ. Sự cân bằng Canxi và Phospho là rất quan trọng đối với năng suất trứng và chất lượng vỏ trứng. Khẩu phần ăn của gà đẻ cần phải được lên công thức với lượng canxi và phosphor phù hợp (thường 3.5 -4% canxi và, 0.35-0.40% phospho)