Bệnh nấm trên cá gây ảnh hưởng tới năng suất vụ nuôi, Vì vậy, cần có những biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời để hạn chế tối đa thiệt hại.
Nội dung chính
1, Bệnh nấm thủy mi
Nguyên nhân:
- Saprolegnia spp. là một bệnh nhiễm trùng do nấm nước trú bề ngoài da. Đôi khi có thể nhiễm vào mắt gây mù lòa, do đó cá không thể tìm thấy thức ăn dẫn đến suy nhược và cuối cùng là chết.
- Thường bệnh này xảy ra do môi trường nước bẩn, do tồn đọng phân cá, thức ăn dư thừa quá nhiều gây ra dư chất hữu cơ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển.
Triệu chứng nhận biết:
- Cá bị nhiễm bệnh xuất hiện nấm giống như bông gòn ở bề ngoài các vùng khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là trên đầu và vây. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn ở cá nuôi so với cá tự nhiên do mật độ nuôi cao nên bệnh dễ lây từ cá thể này sang cá thể khác
- Cá bị bệnh nấm thủy mi thường kém ăn, bỏ ăn. bơi lội bất thường, thích cọ xát vào các vật thể trong nước làm tróc vẩy trầy da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Khi cá bị bệnh trên da xuất hiện những vùng trắng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm. Sai vài ngày, sợi nấm phát triển, đan chéo thành từng búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trứng cá bị bệnh màu trắng đục, xung quanh nhiều sợi nấm
Phân bố và lan truyền bệnh:
- Xảy ra ở nhiều loài cá nước ngọt và trứng cá. Nấm thủy mi còn ký sinh gây chết trứng của các loài cá nước ngọt, đặc biết là trứng cá chép.
- Bệnh hay phát triển ở đàn cá bị tổn thương trên da do tác động đánh bắt, vận chuyển hay do ký sinh trùng ký sinh. Bênh gây tác hại nhiều trong các ao nuôi vỗ cá bố mẹ, các ao lưu giữ giống qua đông và các bể ấp trứng trong trang trại cá giống.
- Bệnh phát triển thuận lợi trong ao nước có mật độ cao, nước tù bẩn, hàm lượng chất hữu cơ cao và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung. Nấm thường phát triển đầu tiên ở các trứng bị ung, sau lây nhanh sang các trứng khỏe và gây chết hàng loạt.
2, Bệnh nấm mang
Nguyên nhân:
- Nấm mang là một bệnh nấm cục bộ cấp tính ở mang gây ra bởi loài nấm Branchiomycosis ảnh hưởng đến nhiều loại cá nước ngọt. Bệnh phổ biến nhất ở các vùng khí hậu ấm áp.
Triệu chứng nhận biết:
- Branchiomyces spp. đã được tìm thấy với tỷ lệ nhiễm bệnh là 92% ở cá nuôi vào mùa hè (nhiệt độ 40-45°C). Nhiệt độ cao hơn và nước có nhiều chất hữu cơ, cũng như mật độ nuôi quá nhiều là những yếu tố dễ dẫn đến sự lây nhiễm bệnh này.
- Cá rô phi nhiễm bệnh bị suy nhược, hôn mê và suy hô hấp (do tổn thương mô mang), biểu hiện bằng cách bơi theo tư thế thẳng đứng để thở hổn hển, nổi lên, tập trung ở những nơi có nước chảy và cuối cùng chết khi há miệng.
- Mang biểu hiện tùy theo giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Chủ yếu, xuất hiện tắc nghẽn trong giai đoạn đầu, sau đó bắt đầu thấy sự nhợt nhạt của mô mang do mất Oxy. Màu sắc của mang bắt đầu chuyển thành màu trắng do hoại tử và cuối cùng là màu trắng sáng trong các trường hợp nhiễm trùng nặng khi bệnh tiến triển do mô mang bị hoại tử nghiêm trọng làm cho mang xuất hiện cẩm thạch.
3, Biện pháp phòng ngừa bệnh nấm trên cá
Nguyên nhân chủ yếu xảy ra các bệnh về nấm trên cá là do bà con nuôi cá với mật độ quá cao làm cho cá dễ lây truyền bệnh và chất lượng nước nuôi kém tạo nguồn chất hữu cơ dư thừa làm cho các mầm bệnh cơ hội và nấm phát triển mạnh. Vì thế để phòng các bệnh về nấm bà con cần lưu ý những ý sau:
- Thả nuôi với mật độ vừa phải
- Cần kiểm soát lượng thức ăn khi cho ăn, tránh lượng thức ăn dư thừa tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
- Cần chú trọng quản lý nguồn nước, thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu khí độc như: NO2, H2S, NH3,…và các chỉ tiêu pH, oxy để có biện pháp xử lý kịp thời khi ao nuôi bị biến động.
- Ở những nơi có thời tiết thay đổi rõ rệt như phía bắc thì vào mùa nóng hoặc mùa lạnh bà con có thể giảm mật độ nuôi lại và có thể có hệ thống sưởi để giúp ổn định nhiệt độ cho cá phát triển đồng đều.
- Trong suốt vụ nuôi nên sử dụng bổ sung men vi sinh định kỳ để ổn định nguồn nước, xử lý các vấn đề như cặn bẩn hữu cơ, thức ăn dư thừa, phân cá,…ổn định pH và cải thiện màu nước trong ao nuôi.